BÀI PHÁT BIỂU
TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TRƯỜNG
LẦN THỨ ........... – NHIỆM KỲ ..............
Kính thưa quý vị đại biểu!
kính thưa đoàn chủ tịch!
Thưa đại biểu đại hội!
Về dự đại hội với tuổi trẻ trường ..........., với tư cách Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng - chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của các tổ chức quần chúng trong nhà trường đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng, trong đó có tổ chức Đoàn thanh niên, được sự cho phép của đoàn chủ tịch - Tôi xin phép được phát biểu với đại hội một số ý kiến.
Trước hết tôi xin khẳng định mặc dù Nhiệm kỳ ....... nhà trường ta nói chung và Đoàn trường ta nói riêng gặp không ít khó khăn - thách thức, nhưng công tác đoàn & phong trào thanh niên trường ta đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ (như đã được nêu trong bản báo cáo của BCH đã trình trước đại hội).
Tôi cho rằng thành tích đáng biểu dương nhất của ĐVTN trường ta trong nhiệm kỳ qua đó là: trong số ........ ĐVTN đạt danh hiệu HSG Tỉnh về văn hóa thì phần đông là cán bộ đoàn, trong đó có hai giải nhất (môn Hóa và môn Sử); tiếp đến là Giải nhất toàn đoàn trong ĐH TDTT toàn tỉnh.
Tôi đề nghị Đại hội nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi các cán bộ đoàn, các đoàn viên thanh niên đã dành được những thành tích xuất sắc trong công tác đoàn, trong học tập và tu dưỡng nhiệm kỳ qua.
Thưa đại hội!
Những việc cần bàn về công tác đoàn & phong trào TN nhiệm kỳ ...... cũng như những định hướng cho công tác đoàn & phong trào TN nhiệm kỳ ............. cho phép tôi được trao đổi với Đại hội bảy vấn đề cụ thể sau đây:
1/ Về lề lối tổ chức và hoạt động của BCH Đoàn trường - BCH các chi đoàn
- BCH đoàn trường, BCH các Chi đoàn phải thực sự hoạt động theo nguyên tắc ''Tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách" đã được ghi trong điều lệ đoàn; cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và phải làm việc đều tay - tránh tình trạng khi bầu cử thì có đủ thành phần, nhưng khi hoạt động chỉ có BT (VD như hiện tượng BT CĐ phải làm hết các việc trong khi ĐH chi đoàn: từ việc nghi lễ chào cờ, đến việc đọc báo cáo, điều hành thảo luận... ).
- Công tác tham mưu cần làm tốt hơn nữa:
+ BCH ĐT nên thường xuyên báo cáo với Cấp Uỷ - BGH những vướng mắc cần tháo gỡ.
+ BCH ĐT cần chấp hành nghiêm chế độ thỉnh thị BC lên đoàn cấp trên, tránh triệt để tình trạng “Tiền trảm – Hậu tấu”.
+ BCH các CĐ HS phải thường xuyên tham mưu với GVCN về những kế hoạch hoạt động của chi đoàn để tranh thủ sự giúp đỡ: (từ việc cử TN đi học Đối tượng Đoàn, kết nạp đoàn viên mới, đến việc tổ chức thi đấu thể thao giữa các chi đoàn.....GVCN đều phải được biết và cho ý kiến).
- Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chi đoàn phải thực hiện đúng điều lệ (mỗi tháng 1 lần); cần phải phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức làm sao để nếu có ĐV vì lý do nào đó mà vắng mặt thì cảm thấy nuối tiếc...
2/ Về ý thức tổ chức kỷ luật của ĐVTN:
- Báo cáo của BCH đã nêu: “Một bộ phận nhỏ ĐVTN HS suy thoái về đạo đức lối sống, phai nhạt lý tưởng, coi thường pháp luật, có lối sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội; vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, vi phạm luật ATGT...”
- Để ngăn chặn triệt để hiện tượng này, tôi đề nghị đoàn trường nâng cao hơn nữa vai trò hoạt động của đội cờ đỏ, lấy GD nhắc nhở làm chính, tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất. Đồng thời tổ chức quán triệt sâu rộng để mọi ĐVTN trong trường nhận thức sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh “4 chế độ – 3 quy định đối với HS trường THPT Lê Quý Đôn”. Chắt lọc nội dung bản ”Nội quy học sinh” đã có, soạn thảo gọn lại thành “10 lời hứa” để tuyên thệ trong giờ chào cờ đầu tuần (như trong bản Quy định đã nêu về “chế độ chào cờ”)- tạo một sự chuyển biến mạnh về nhận thức...
3/ Về sinh hoạt 15 phút đầu buổi:
Cần chống hình thức. Tôi gợi ý các buổi tập hát nên thay bằng buổi sinh hoạt văn hoá văn nghệ (Hát theo tổ, theo bàn, cá nhân, thi kể chuyện, tổ chức trò chơi trong nhà.... ) - Buổi chữa bài tập nên thay bằng buổi kiểm tra việc học bài và làm bài ở nhà, tổ chức việc thực hiện “Chế độ kiểm tra” trong Bản Quy định đối với học sinh.
4/ Về xây dựng nguồn quỹ và quản lý tài chính:
- Quỹ hoạt động của Đoàn trường được xây dựng từ các nguồn thu: đoàn phí, đóng góp của ĐVTN (tiền mặt, hiện vật, ngày công...), tài trợ của các tổ chức và cá nhân có hảo tâm...
- Việc quản lý tài chính nhất thiết phải thực hiện theo đúng Điều lệ đoàn và HD của đoàn cấp trên; công khai, rõ ràng, minh bạch. Tôi đề nghị BCH xây dựng dự toán thu chi cho toàn năm, trình Chi ủy xem xét rồi trình TV huyện đoàn phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện; Phân công 1 PBT phụ trách tài chính, bộ phận tài chính của đoàn trường ngoài chủ tài khoản là Bí thư phải có thêm 1 KT & 1 thủ quỷ để lập chứng từ thu chi đúng quy định; việc chi phải đúng mục đích, tiết kiệm, tránh tình trạng âm quỹ khi bước vào nhiệm kỳ tiếp theo; Trong quy chế làm việc của BCH, chương mục về Tài chính cần đưa vào các khoản chi hổ trợ cho hoạt động của các ủy viên Ban TV và ủy viên BCH, phụ cấp cho chánh phó bí thư, chi cho hoạt động thi đua học tốt.
5/ Về công tác thi đua:
- Khẩn trương cải tạo, nâng cấp để sử dụng tốt Bảng tin của Đoàn phục vụ việc thông báo điểm thi đua hàng tuần (Ghi tên cụ thể gương “Người tốt – việc tốt” và những ĐVTN vi phạm kỷ luật đoàn, nội quy HS ...); từ đó việc nhận xét dưới cờ của Đoàn trường ngắn gọn (không cần thiết đọc điểm thi đua các CĐHS, dành thời gian chủ yếu cho việc triển khai kế hoạch tuần tới ....)
- Trao cờ thi đua cho chi đoàn có điểm thi đua cao nhất trong tuần.
6/ Về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:
Tôi đề nghị đoàn trường đẩy mạnh việc “làm theo” mà cụ thể của nhiệm kỳ này là làm theo gương bác về việc thực hành tiết kiệm. Xin gợi ý:
- Nhắc nhở nhau “giờ nào việc ấy”: dạy ra dạy, học ra học, chơi ra chơi, đó chính là tiết kiệm; giờ học không tập trung nghe giảng mà làm việc riêng, phân phối chú ý - đó chính là lảng phí, lãng phí về thời gian là tội lỗi của tuổi trẻ. Đến tầm tuổi tôi, nhiều thứ đang cần phải học mới thấy tiếc nuối những những khoảng thời gian mình đã bỏ phí thời trai trẻ.
- Nhắc nhở nhau bảo quản tốt CSVC của trường, của mỗi lớp học đó chính là tiết kiệm.
- Nhắc nhở nhau tắt hết bóng đèn, thiết bị điện khi ra khỏi phòng làm việc, phòng đợi, phòng học... không bật quạt điện khi trời mát, đó chính là tiết kiệm.
- Làm chân cho biển lớp để tránh việc khi tập trung toàn trường một người phải cầm biển, xong cất gọn gàng ở một nơi - đó chính là tiết kiệm.
- Thay cán cờ nứa bằng cán cờ nhựa để dùng được hàng chục năm, tất cả tập trung quản lý ở phòng kho của đoàn, đó chính là tiết kiệm vv...
- Tổ trực nhật của các lớp mỗi buổi học phân loại rác thải, cái gì có thể bán được phế liệu thì góp riêng; đoàn trường quy định một địa điểm tập kết phế liệu, hàng quý hàng tháng bán lấy tiền góp thêm vào quỹ đoàn - đó chính là tiết kiệm.
7/ Về xây công trình thanh niên:
Kết thúc nhiệm kỳ công tác đoàn này, trường ta tròn ....... năm xây dựng và phát triển, tôi đề nghị trong nhiệm kỳ này đoàn trường làm được một công trình thanh niên thật sự có ý nghĩa để chào mừng ...... năm ngày thành lập trường.
Xin gợi ý: Cải tạo, nâng cấp bồn hoa cây cảnh trước nhà học A2 hoặc lát gạch không nung phần sân trước nhà hiệu bộ.
Kính thưa đại biểu đoàn cấp trên,
Tôi được biết, thời gian qua đoàn trường .....thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của BTV tỉnh đoàn đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của TV huyện đoàn ............. Nhân dịp này, cho phép tôi thay mặt cấp ủy, thầy cô giáo trong trường bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm đó.
Nhân đây, tôi cũng xin kiến nghị với đoàn cấp trên một vấn đề, đó là về việc đánh giá và xếp loại thi đua đoàn cơ sở trường học vào cuối mỗi năm học. Đề nghị các đ/c có cái nhìn logic và biện chứng hơn, không nên làm theo cách “chia phần” hay “xếp hàng” như cách vẫn làm lâu nay. Khi xem xét thành tích của một đoàn cơ sở trường học cần phải có cái nhìn bao quát, không nên chỉ nhìn vào một vài hiện tượng nổi cộm (có khi là bất khả kháng đối với đoàn trường) để đánh giá. Rất mong được các đ/c tiếp thu để đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua đoàn cơ sở trường học trong năm học này.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quí vị Đại biểu & Đại biểu Đại hội mạnh khoẻ!
Chúc đại hội của chúng ta thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn