Điều kiện và mức lương nghỉ hưu trước tuổi theo Luật bảo hiểm xã hội như thế nào?

13:15 - 29/06/2018 Tin pháp luật
Theo Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền nghỉ hưu trước thời hạn quy định với mức lương hưu thấp hơn. Chi tiết xem nội dung bên dưới.
Điều kiện để người lao động hưởng lương hưu được quy định, trích dẫn  Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: 
 
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
 
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
 
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò”.

Điều kiện nghỉ hưu trước thời hạn và mức lương như thế nào?

Hình ảnh minh họa: Người lao động có quyền nghỉ hưu trước thời hạn (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Tuy nhiên, người lao động có thể được hưởng lương hưu trước tuổi nếu có các điều kiện quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội như sau :
" 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên".
 
Theo đó, cần giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu suy giảm từ 61% trở lên, sẽ được hưởng lương lưu trước tuổi theo các quy định nêu trên.
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư số 14/2016/TT-BYT, hồ sơ giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi gồm:
 
- Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy ra viện hoặc các giấy tờ khám, Điều trị các bệnh, thương tật, tật, bao gồm: sổ y bạ hoặc sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
 
Về chế độ lương hưu hàng tháng của người lao động nghỉ hưu trước tuổi:
 
Khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà nam từ đủ 51 tuổi trở lên, nữ từ đủ 46 tuổi trở lên gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội bao gồm:
 
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Quyết định nghỉ việc hoặc bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn của người sử dụng lao động;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.
Chia sẻ