Con chung của vợ chồng được coi trong thời kỳ hôn nhân

13:50 - 18/09/2018 Tin pháp luật
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ về việc xác định cha mẹ cho con, con chung của vợ chồng nhằm hạn chế việc người cha từ chối thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với con chung của hai vợ chồng và bảo vệ quyền lợi của mọi đứa trẻ được sinh ra.

Luật hôn nhân và gia đình cấm những hành vi nào?

 

 Khái niệm con chung là ”con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân. Con sinh ra trước ngày ĐKKH và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Tòa án căn cứ ra quyết định xác định là con hai người thì cũng là con chung của vợ chồng. Con sinh ra mà cha mẹ không có ĐKKH, không sống chung với nhau như vợ chồng, trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và thường được gọi là con ngoài giá thú.

 
Theo Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 có đề cập đến các trường hợp được xem là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đó là:
 
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
 
2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
 
3. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Con chung của vợ chồng được coi trong thời kỳ hôn nhân

Hình ảnh minh họa: Con chung của vợ chồng được coi trong thời kỳ hôn nhân
 
Từ quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu thực tế những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau:
 
- Không cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hôn nhân.
 
- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con.
 
- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con.
 
- Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.
HươngPT
Chia sẻ