Các tổ chức xã hội là gì và quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội?

17:03 - 18/06/2018 Tin pháp luật
Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội bao gồm các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ của xác tổ chức xã hội đc quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật công đoàn, Pháp lệnh tổ chức luật sư...
1. Các tổ chức xã hội:
Tổ chức xã hội là hình thức tự nguyện của nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, đó là:
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích ....
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước.
- các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước.
- các tổ chức xã hội hoạt động nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng, chính đáng của các thành viên và mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội không phải là phân chia lợi nhuận.
 
2. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội:
Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính của chúng.
Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
 
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật công đoàn, Pháp lệnh tổ chức luật sư, Pháp lệnh thành tra, Nghị định 116/CP về tổ chức trọng tài kinh tế ... Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh bên ngoài tổ chức, xác định đại vị pháp lý cũng như năng lực chủ thể để các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội được xác định trong quy chế hành chính của chúng là những quyền và nghĩa vụ mang tính pháp lý, khác với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội.
 
Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Pháp lệnh quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lý nhằm ngăn ngừa những hành vi cản trở hoạt động của tổ chức xã hội. Những người có hành vi vi phạm pháp luật cản trở các tổ chức xã hội, các thành viên của tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ thì tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
 
a. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước:
Giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước có mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và  phát triển. các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước tuỳ thuộc vào vai trò của chúng trong hệ thống chính trị.
b. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật:
Điều 87 Hiến pháp 1992 quy định: mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước quốc hội.
Các tổ chức xã hội có quyền đóng góp ý kiến cho các dự án pháp luật của nhà nước, thông qua hoạt động này các tổ chức xã hội chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án pháp luật đó và thay mặt nhân dân lao động – những thành viên của tổ chức – đưa ra những nguyện vọng, mong muốn chính đáng để nhà nước xem xét khi đặt ra các quy phạm pháp luật.
c. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật:
Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mọi tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung.
 
Chia sẻ