Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, phân biệt xử phạt hành chính với các biện pháp xử lý hành chính khác?

15:34 - 18/06/2018 Tin pháp luật
Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính gồm có nguyên tắc phân định thẩm quyền, nguyên tắc xử phạt, nguyên tắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các nguyên tắc xử lý khác. Xử phạt hành chính khác với các biện pháp xử lý hành chính khác ở chỗ xử phạt hành chính có 4 hình thức cảnh cáo: phạt tiền, tước quyền sử dụng gấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính; biêủ hiện ở vệc áp dụng các chhế tài hành chính mang tính chất trừng phạt, gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
 
2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
a. Các nguyên  tắc phân định thẩm quyền:
- UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hoặc ngành mình quản lý.
- Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
b. Các nguyên tắc xử phạt các vi phạm hành chính:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây nên phải được khắc phục theo đúng pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp tuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
c. Nguyên tắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; thời hạn này là hai năm đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, buôn bán hàng giả, nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp như: buyôc khôi phục tình trạng ban đầu, khắc phục tình trạng ô nhiểm môi trường sống, lây lan dịch bệng do hành vi vi phạm hành chính gây ra, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
- Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
Trong thời hạn nêu trên nếu cá nhân, tổ chức, có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên.
- Trong thời hạn mười lăm nghày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá ba mươi ngày.
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
d. Các nguyên tắc xử lý khác:
Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thuộc các nhóm xử lý khác cần phải tuân thủ triệt để những nguyên tắc sau:
- Chỉ được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác khi văn bản pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính cho phép được áp dụng.
- Chỉ đựơc áp dụng biện pháp cưỡng chế khác kèm theo hình thức xử phạt mà không áp dụng những biện pháp này một cách độc lập.
- Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác phải triệt để tuân thủ các thủ tục được pháp luật quy định: Cơ quan, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác của mình.
 
3. Phân biệt xử phạt hành chính với các biện pháp xử lý hành chính khác:
Xử phạt vi phạm hành chính có bốn hình thức là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng gấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Còn các biện pháp xử lý hành chính khác là: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; dưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.
Chia sẻ