Thủ tục làm thẻ căn cước công dân mới nhất theo quy định

Hướng dẫn làm thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo đúng quy định hiện hành. Hồ sơ làm thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì, lệ phí bao nhiêu, thời gian thực hiện trong bao lâu...

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

Căn cứ theo quy định pháp lý của Thông tư số 07/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân tại Khoản 1 Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân sẽ được triển khai như dưới đây.

 

Hướng dẫn thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo quy định hiện hành

 

Hồ sơ làm thẻ căn cước công dân gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định, khi đăng ký làm thẻ, công dân sẽ không phải xuất trình sổ hộ khẩu và xác nhận của công an địa phương. Tuy nhiên hiện nay hệ thống dữ liệu quản lý cư dân quốc gia chưa được hoàn thiện nên từ nay đến năm 2019, các địa điểm cấp thẻ căn cước công dân vẫn áp dụng việc cấp giống như với chứng minh thư. 
 
Như vậy, hồ sơ làm thẻ căn cước công dân mới cần 1 bộ gồm:
a) Sổ hộ khẩu;
b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).
Mời bạn tải Tờ khai căn cước công dân trong file đính kèm.
 

thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân mới nhất (Ảnh minh họa)

 

Trình tự thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
 
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú.
 
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan:
 
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho công dân.
 
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại.
 
Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
 
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
 
Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
 
Nếu ở Hà Nội thì công dân đến trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Số 44 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội). 
 

Lệ phí làm thẻ Căn cước công dân

 
Thông tư 331/2016/TT - BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 256/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
 
- Nếu làm lần đầu (14 tuổi) : Miễn phí.
- Đổi CCCD vào năm 25, 40, 60 tuổi : Miễn phí.
- Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang CCCD: 30 nghìn đồng.
- Đã được cấp CCCD nhưng bị hư hỏng, sai sót thông tin cần đổi : 50 nghìn đồng (Nếu sai sót thông tin do cán bộ thì miễn phí).
- Đã được cấp CCCD nhưng bị mất, cấp lại: 70 nghìn đồng.
 
- Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định...
 

Thời gian cấp thẻ

 
Theo Luật Căn cước công dân năm 2014 tại Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
 
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
 
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
 
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
 
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp
 

Các trường hợp đặc biệt khi làm thẻ Căn cước công dân

 
Trường hợp 1: Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác:
 
Nếu người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều này.
 
Trường hợp 2: Cấp căn cước công dân khi chỉ có giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể 
Tại điểm b, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01.02.2016 của Bộ Công an quy định "... Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu".
 
Như vậy, đối với trường hợp công dân trước đây có giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể nay thực hiện thủ tục đổi từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân thì phải làm thủ tục chuyển từ nhân khẩu tập thể sang Sổ hộ khẩu.
 
Sau khi công dân đã được cấp Sổ hộ khẩu thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân theo quy định.
 
 
 

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Văn bản liên quan