Thủ tục công nhận làng nghề truyền thống

Hướng dẫn làm thủ tục công nhận làng nghề truyền thống có kèm các mẫu đơn, tờ trình và báo cáo tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của làng nghề. Thủ tục công nhận làng nghề truyền thống trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung văn bản

Cỡ chữ
Theo quy định pháp lý của Nghị định 52/2018/NĐ-CP, Thủ tục công nhận làng nghề truyền thống sẽ được triển khai như sau:
 
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
 
Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu:
 
- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):
 
+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;
 
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
 
+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
 
- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):
 
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
 
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
 
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;
 
Thành phần 1 bộ hồ sơ bao gồm:
 
1) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
2) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
3) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
4) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
5) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
6) Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
 
Trình tự thực hiện
 
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
 
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số52/2018/NĐ-CP , ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống nông thôn.
 
Kết quả thực hiện: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.
 
Các mẫu giấy liên quan đến Thủ tục công nhận làng nghề truyền thống, mời bạn xem chi tiết bên dưới, hoặc tải file định dạng .doc để in:

 1) Mẫu báo cáo tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề

ỦY BAN NHÂN DÂN

 XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số        /BC-UBND

…………, ngày        tháng     năm 201…

                                               

BÁO CÁO TÓM TẮT

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

CỦA NGHỀ .........(tên nghề).......

 

Căn cứ Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số  2080/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh ... về việc quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh ....

UBND xã (phường, thị trấn)…………… báo cáo quá trình hình thành và phát triển của nghề …….(ghi tên nghề) tại địa phương như sau:

 

1/ Quá trình hình thành của nghề: (chú ý: nghề đã xuất hiện tại địa phương phải  trên 50 năm):

(Nội dung ghi rõ nghề du nhập từ đâu tới hay tự hình thành tại địa phương? vào thời gian nào? Ai là người sáng lập nên nghề?...)

............................................................................................................................          

............................................................................................................................

          2/ Sản phẩm được tạo ra từ nghề: (sản phẩm phải mang bản sắc văn hóa dân tộc)

............................................................................................................................          

............................................................................................................................

          3/ Các yếu tố hình thành nghề truyền thống: (gắn với tên tuổi nghệ nhân)

............................................................................................................................

............................................................................................................................

          Trên đây là báo cáo quá trình hình thành và phát triển nghề .........(tên nghề) ........., tại thôn/khu phố........…., xã/phường/thị trấn…........, huyện/thị xã/thành phố.............. tỉnh………………

 

Nơi nhận:                                                   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- UBND huyện (TX,TP);

- …….

- Lưu.

 

2) Mẫu tờ trình về việc đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống

ỦY BAN NHÂN DÂN

 XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số         /TTr-UBND

… ………, ngày        tháng     năm 201…

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống

   

Kính gửi: UBND huyện (thị xã,thành phố)................

         

Căn cứ Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số  2080/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh ... về việc quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Sau khi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các hộ dân làm nghề, UBND xã/phường/thị trấn............. nhận thấy làng nghề .........(tên làng nghề)........ đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống tại Quyết định số 2080/QĐ-UBND.

Kính đề nghị UBND huyện (thị xã,thành phố)….........xem xét, tổng hợp trình Hội đồng thẩm định và xét chọn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh công nhận làng nghề…(tên làng nghề)..... là làng nghề truyền thống tỉnh Khánh Hòa để khuyến khích tinh thần những người làm nghề cố gắng phát huy giữ vững danh hiệu làng nghề của địa phương.

Hồ sơ gửi kèm gồm có:

1/ Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống;

2/ Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề.

3/ Các trường hợp khác thực hiện theo quyết định số 2080/QĐ-UBND của UBND tỉnh ....

 

Nơi nhận:                                                  TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- Như trên;

- Chủ tịch, các PCT;

- Lưu.

 

3) Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thông của làng nghề

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

 XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…………, ngày        tháng     năm 201…

 

 

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN CỦA LÀNG NGHỀ ........

………..(tên làng nghề)............

 

 

TT

Tên chủ hộ

Số lao động (người)

Loại hình

(công ty, DNTN, hộ cá thể, HTX,….)

1

Lê Văn A

2

hộ cá thể

2

Võ Văn B

5

DNTN

3

Nguyễn Thị C

6

HTX

4

Trần Thị D

1

hộ cá thể

....

............

.......

.....................

 

                                                                                       CHỦ TỊCH

 

 

4) Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

 XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số        /BC-UBND

…………, ngày…… tháng……năm 201…

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA LÀNG NGHỀ ............((tên làng nghề).........

         

1/Tên gọi làng nghề: ..............................................................................................       

Xã (Phường, thị trấn):............................................................................................

Huyện (thị xã, thành phố): ...................................................................................

2/ Nguồn gốc của làng:........ .................................................................................

..............................................................................................................................       

3/Các sản phẩm được tạo ra từ làng nghề

  • Sản phẩm chính:..........................................................................................
  • Sản phẩm phụ:............................................................................................

4/ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (*):

 

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm trước

Năm

nay

Ghi chú

1

Tổng số hộ trong làng:

hộ

 

 

(nếu làng nghề bao gồm nhiều thôn thì ghi tổng số hộ của các thôn đó)

2

Tổng số hộ trong xã:

hộ

 

 

 

3

Tổng số hộ làm nghề:

hộ

 

 

 

4

Tổng số lao động tham

gia làm nghề:

người

 

 

 

5

Tổng số vốn  đã đầu tư

cho làng nghề. Trong đó:

1.000 đồng

 

 

 

5.1

          - Nhà xưởng:

1.000 đồng

 

 

 

5.2

          - Máy móc thiết bị:

1.000 đồng

 

 

 

5.3

          - Khác:

1.000 đồng

 

 

 

6

Tổng chi phí sản xuất. Trong đó:

1.000 đồng

 

 

 

6.1

     - Chi phí nguyên vật liệu:

 

 

 

 

6.2

      - Chi phí khác:

 

 

 

 

7

Tổng số sản phẩm chính:

sản phẩm

 

 

 

8

Tổng số sản phẩm phụ:

sản phẩm

 

 

 

9

Tổng doanh thu đạt được:

1.000 đồng

 

 

 

10

Thu nhập bình quân của

hộ gia đình trong làng:

1.000 đ/hộ

 

 

 

11

Thu nhập bình quân của

hộ gia đình làm nghề:

1.000 đ/hộ

 

 

 

12

Thu nhập bình quân của

lao động làm nghề:

1.000đ/người

 

 

 

          5/ Định hướng và khả năng phát triển của làng nghề trong thời gian tới:

          ............................................................................................................. ……

          .....................................................................................................................

          .....................................................................................................................

          .....................................................................................................................

          .....................................................................................................................

          Trên đây là báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của làng nghề .......(tên làng nghề)........... xã/phường/thị trấn….................., huyện/thị xã/thành phố.....................

Nơi nhận:                                                            TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- UBND huyện (TX,TP);

- ……..

- Lưu.

 

 

 5) Giấy xác nhận làng nghề thực hiện tốt chính sách pháp luật Nhà nước

  

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

 XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…………, ngày        tháng     năm 201…

 

GIẤY XÁC NHẬN

Làng nghề .........(tên làng nghề)..............

thực hiện tốt chính sách pháp luật Nhà nước

 

          Trong những năm qua, được sự quan tâm của địa phương, các ngành, các cấp trong việc khuyến khích người dân tham gia phát triển sản xuất nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Làng nghề …... (tên làng nghề)...... tại xã (phường, thị trấn)............ luôn phát huy vai trò của mình, vừa hoạt động sản xuất vừa thực hiện tốt các chính sách pháp luật Nhà nước quy định, cụ thể như sau:

          - Luôn nộp các khoản thu ngân sách đầy đủ và kịp thời theo chính sách khuyến khích phát triển làng nghề.

          - Đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ gìn cảnh quan phạm vi hoạt động để duy trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề.

          - Luôn tham gia tích cực các cuộc điều tra, các báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở, hộ sản xuất do cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

          - Luôn tổ chức tuyên truyền, vận động người dân làm nghề phát triển làng nghề gắn với việc xây dựng tổ chức kinh tế hợp tác trong làng, xây dựng làng văn hóa, hoàn thành tốt các nghĩa vụ với nhà nước.

                                                                            

                                                                             CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Văn bản liên quan