Tài xế container gây tai nạn ở Bến Lức phải chịu những trách nhiệm gì?

03/01/2019 09:43 Tin mới
Vụ tài xế container gây tai nạn ở Bến Lức, Long An đang gây xôn xao dư luận. Về vụ việc gây tai nạn giao thông nghiêm trọng này, lái xe container phải chịu những trách nhiệm gì?
Vụ tài xế xe container đâm hàng loạt xe máy ở Bến Lức, Long An là một trong những vụ tai nạn giao thông vô cùng nghiêm trọng khiến dư luận xôn xao.
 

Tài xế container gây tai nạn ở Bến Lức có thể bị phạt đến 15 năm tù

 
Về trách nhiệm của người lái xe gây tai nạn giao thông tại Bến Lức, Tài Liệu Luật xin được giải đáp như sau:
 
Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
 
Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
 
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và 3 điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người nào có sự dụng rượu, bia khi tham gia giao thông mà gây tai nạn làm thiệt hại đến tính mạng của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo đó, khung hình phạt đối với hành vi này là bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và từ 7 - 15 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn.
 
Cụ thể:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

 Tài xế container gây tai nạn nghiêm trọng tại Bến Lức, Long An (Ảnh: Internet)
 
Như vậy, trong trường hợp này chủ của nguồn nguy hiểm cao độ (cụ thể là chủ của container) phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu sau:
 
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
 
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
 
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
 
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
 
Đồng thời, về trách nhiệm hình sự sẽ căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra và có thể truy tố về một trong các tội xâm phạm an toàn giao thông theo Mục 1 Chương XXI của Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
 

Xem thêm tin liên quan:

 

>> Mức phạt gây tai nạn giao thông khi lái xe có nồng độ cồn

>> Các mức phạt vi phạm giao thông mới nhất năm 2019

>> Bỏ trốn khi gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt nặng thêm tội

ThanhNT