Phạt đến 5 triệu đồng nếu không cho NLĐ nghỉ việc riêng

25/07/2018 10:31 Tin mới
Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người sử dụng lao động nếu không cho người lao động nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng.

>> Chế độ nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương cho NLĐ mới nhất

>> Khi nào Người lao động tự ý nghỉ việc không vi phạm hợp đồng lao động ?

>> Cách tính số tháng và số tiền được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc

 

Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) đã đưa ra nội dung đáng chú ý về việc xử phạt người sử dụng lao động (NSDLĐ) nếu không tuân thủ cho người lao động (NLĐ) nghỉ việc riêng theo quy định.

(Người lao động được phép nghỉ việc riêng chính đáng như hiếu hỉ, ốm đau... - Ảnh minh họa)

 
Theo đó, nếu người sử dụng lao động không bảo đảm cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
 
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
 
Đồng thời, những hành vi vi phạm nêu sau cũng bị xử phạt với mức phạt như trên:
 
- Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với NLĐ trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
 
- Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
 
ThanhNT