Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Thông báo 202/TB-VPCP năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Tóm lược

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về công tác giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài
Cơ quan ban hành/ người ký: Văn phòng Chính phủ / Phó chủ nhiệm - Nguyễn Duy Hưng
Số hiệu: 202/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Ngày ban hành: 31/05/2018
Ngày hiệu lực: 31/05/2018
Lĩnh vực: Bộ máy hành chính,

Nội dung văn bản

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2018

 

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐÔNG NGƯỜI, PHỨC TẠP, KÉO DÀI.

----------------

Ngày 19 tháng 5 năm 2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị về công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Lê Minh Khái, Tổng thanh tra Chính phủ; Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động -Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng; Lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Ban Tiếp công dân Trung ương; Lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đà Nng, Đắc Nông, Đăk Lăk, Kon Tum, Bình Định, Tiền Giang, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Bà Ra- Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Khánh Hòa.

Sau khi nghe Tổng thanh tra Chính phủ báo cáo tình hình, kết quả công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, báo cáo chuyên đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công an, ý kiến của Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:

I. Tình hình và công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

Trong thời gian qua, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương đã có nhiều cố gắng, tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài đã được giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn diễn biến phức tạp, còn tồn đọng nhiều vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa dứt điểm. Gn đây có tình trạng công dân tập trung dài ngày ở các cơ quan Trung ương và đến khu vực nhà riêng các đồng chí lãnh đạo khiếu kiện, gây áp lực yêu cầu giải quyết, căng khẩu hiệu, biểu ngữ trên đường phố, gây mất trật tự công cộng; có hành vi chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật. Nội dung các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm trên 70%), trong đó tập trung vào vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tranh chấp đất đai, việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thng, v.v..

Tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

- Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước và việc thực thi pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước có thiếu sót, vi phạm, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất còn nhiều tồn tại. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; còn có tình trạng lạm dụng quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật đất đai) để thu hồi đất thay vì phải thỏa thuận với người sử dụng đất (Điều 73 Luật đất đai). Một số địa phương quá chú trọng việc thu hút đầu tư để giao đất cho doanh nghiệp mà thiếu quan tâm, thậm chí có nơi xem nhẹ lợi ích của người dân. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án còn thiếu công khai, minh bạch, chưa quan tâm đầy đủ đến li ích chính đáng của người sử dụng đất. Việc quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp còn nhiều tồn tại, sử dụng không hiệu quả, lãng phí.

- Thứ hai, một số quy định của pháp luật đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn cần sớm nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, nhất là lĩnh vực đất đai. Chính sách, pháp luật về đất đai đã được sửa đổi, bổ sung để khắc phục những bất cập về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nhất là về giá bồi thường về đất; chưa có giải pháp căn cơ để bảo đảm lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi.

- Thứ ba, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhiều địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm tiếp dân định kỳ theo quy định của pháp luật, chưa làm tốt việc đối thoại với dân, nhất là những vụ việc người dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; chưa giành thời gian thích đáng để tập trung chỉ đạo giải quyết mà khoán trắng cho cơ quan thanh tra và cấp dưới. Nhiều vụ việc giải quyết còn chậm, kéo dài, để người dân phải chờ đợi lâu, quyền lợi không được bảo đảm, gây ra bức xúc, khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan Trung ương. Khi giải quyết không xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo các tài liệu do người dân cung cấp, không đánh giá đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để có biện pháp giải quyết phù hợp, khả thi, chấm dứt được khiếu nại. Một số địa phương chưa tích cực rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, có trường hợp khi rà soát thấy người tiền nhiệm giải quyết chưa đúng, chưa phù hợp nhưng tránh né, đùn đẩy, không mạnh dạn sửa sai, giải quyết lại. Sự phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan chức năng của Trung ương còn chưa chặt chẽ, nhất là khi xử lý những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người. Còn tình trạng đùn đẩy việc giải quyết khiếu nại của dân lên Thủ tướng Chính phủ.

- Thứ tư, ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, nhiều trường hợp có những yêu cầu vượt quá quy định của pháp luật, có vụ việc mặc dù đã được giải quyết có lý, có tình nhưng người khiếu nại vẫn cố tình khiếu kiện kéo dài, có những trường hợp bị phần tử xấu kích động, xúi giục gây phức tạp về an ninh, trật tự.

II. Giải pháp, nhiệm vụ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

1. Chấn chỉnh những tồn tại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo, nhất là trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thủ trưởng các cơ quan hành chính phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình, kiên quyết xử lý vi phạm và thông báo công khai trước nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng phát triển đô thị; chấn chỉnh xử lý triệt để những tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý đất đai. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái đnh cư phải công khai, minh bạch, đúng chính sách, pháp luật, bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống ổn định, bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, bảo đảm hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

2. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đánh giá đầy đủ, sát thực tế việc thi hành Luật đất đai, nhất là các bất cập là nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất v.v.. để giải quyết căn cơ các vấn đề là nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.

Bộ Công Thương nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống.

3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích công dân khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính ra Tòa án nhân dân. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan hành chính, công chức khi có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện phải thực hiện nghiêm túc Luật tố tụng hành chính, tham gia phiên tòa, tranh tụng, đối thoại, thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo đúng quy định.

4. Chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp công dân định kỳ và đột xuất. Khi xảy ra vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải đề cao trách nhiệm, sâu sát, quyết liệt, trực tiếp đối thoại với người dân, có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để phát sinh thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh, trật tự. Khi người dân địa phương tập trung khiếu kiện đông người đến các cơ quan Trung ương, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo, phân công người có đủ thm quyền phối hp với Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan để tiếp dân, vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân về địa phương giải quyết, không để công dân khiếu kiện dài ngày ở các cơ quan Trung ương, nhất là vào thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Trường hợp người dân không về địa phương, yêu cầu Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp về Hà Nội đối thoại, đưa dân về địa phương giải quyết.

5. Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lập Kế hoạch giải quyết các vụ việc khiếu nại, t cáo đông người, phức tạp, kéo dài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kế hoạch giải quyết phải xác định rõ trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố; xác định lộ trình, thời gian giải quyết từng vụ việc cụ thể; coi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp chính quyền và của người có thẩm quyền và trách nhiệm.

Việc giải quyết phải trên cơ sở chính sách, pháp luật, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân và giải quyết dứt điểm được vụ việc. Trong quá trình giải quyết phải xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo; nguyên nhân người khiếu nại chưa đồng tình với biện pháp giải quyết của chính quyền, xem xét bản chất của vụ việc, tổ chức đối thoại công khai, làm rõ những nội dung có ý kiến khác nhau, trao đổi, thống nhất, tạo đồng thuận về hưng giải quyết vụ việc. Nếu giải quyết sai phải kiên quyết sửa chữa, tìm biện pháp để giải quyết dứt điểm. Nếu giải quyết đúng, có lý, có tình thì cần có các biện pháp giải thích, thuyết phục để người dân hiểu, chấp hành, công khai kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi người khiếu nại cư trú và thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết. Nếu người khiếu nại có hoàn cảnh thực sự khó khăn, cần xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại.

Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trong tháng 6 năm 2018.

6. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng và Công an địa phương nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp biện pháp xử lý những tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, trật tự không để bị động, bất ngờ.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường công tác thông tin truyền thông về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để người dân hiểu đúng bản chất vụ việc, biện pháp giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Việc đưa tin phải khách quan, trung thực, không đưa tin một chiều, sai lệch nội dung, bản chất vụ việc khiếu nại, tố cáo gây tác động tiêu cực tới dư luận, để các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động.

8. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tập trung giải quyết kịp thời và thông báo kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyển đến; thực hiện nghiêm túc các kiến nghị giám sát, nhất là việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội tích cực phối hợp với các cấp chính quyền trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập th.

10. Đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam huy động đội ngũ luật sư tích cực tham gia tư vấn pháp luật cho người dân; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo; chấn chỉnh, xử lý kịp thời một số luật sư có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Ủy ban: Pháp luật, Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra CP;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý Thủ tướng, các Vụ, Cục: TH, PL, NC, TCCV, TKBT, KSTT QHĐP, CN, NN, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, V.I (3);TS

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Duy Hưng

 

  *Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
31/05/2018
31/05/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
202/TB-VPCP
202/TB-VPCP

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản căn cứ (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo người ký