Quy định về bồi thường thiệt hại vật chất do sức khỏe bị xâm phạm

28/06/2018 13:29 Tin mới
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước số 10/2017/QH14 Quốc hội ban hành năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 trong đó có quy định về việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Ảnh minh họa.

 

Theo điều 26, chương II  của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước số 10/2017/QH14 về phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với những thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.

 
- Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án
 
 - Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
 
 Đối với trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
 Trích dẫn Luật 10/2017/QH14:
 
Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường
1. Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật.
5. Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
6. Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.

 

 
 
 

 

Từ khóa:
luật trách nhiệm bồi thường bồi thường thiệt hại vật chất