- Dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng: tỷ lệ chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư (quy định hiện hành là 15%);
- Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng:
+ Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng: tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20% (tăng 5% so với quy định hiện hành);
+ Đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng: tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.
Nghị định 63/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/6/2018.
Trích dẫn Cục Đầu tư nước ngoài:
Theo cách hiểu truyền thống, Hợp đồng PPP (public private partnership) là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.Cơ sở hình thành các thỏa thuận PPP xuất phát từ việc đầu tư các dự án/công trình kết cấu hạ tầng và/hoặc cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, như xây dựng và vận hành hệ thống đường bộ, cấp điện, cấp nước … Những dự án, dịch vụ này đòi hỏi đầu tư lớn nhưng khó sinh lời nên thường do nhà nước đứng ra thực hiện. Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu sử dụng các công trình, dịch vụ công, đặc biệt là trước sức ép tăng trưởng kinh tế, luôn vượt quá khả năng thu xếp nguồn lực hữu hạn của nhà nước mà ngay cả các quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với tình huống này. Chính vì vậy mà một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng này là thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án, dịch vụ công thông qua đối tác nhà nước – tư nhân (PPP).