Mỗi tỉnh chỉ được thành lập một chi nhánh ngân hàng hợp tác xã. Ảnh: Internet
Ngoài ra thông tư còn quy định, ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới không quá 5 chi nhánh 1 năm, một chi nhánh không quản lý quá 3 phòng giao dịch.
Đối với quỹ tín dụng nhân dân cũng chỉ được thành lập 1 phòng giao dịch trên địa bàn một xã, phường, thị trấn.
Tên chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể:
- Tên chi nhánh: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi-nhánh”;
- Tên phòng giao dịch:
+ Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”;
+ Quỹ tín dụng nhân dân “tên Quỹ tín dụng nhân dân” - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.
Trích dẫn Thông tư 09/2018/TT-NHNN:
Điều 12. Điều kiện thành lập phòng giao dịch1. Điều kiện đối với ngân hàng hợp tác xã:a) Có nhu cầu thành lập phòng giao dịch để đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn và hỗ trợ cho các hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên trên địa bàn;b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 10 Thông tư này.2. Điều kiện đối với chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch:a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;b) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trước thời điểm đề nghị;d) Phòng giao dịch được đề nghị thành lập phải nằm trên địa bàn hoạt động của chi nhánh;đ) Đảm bảo số lượng phòng giao dịch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7.