Cụ thể, để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, các vùng miền trên cả nước cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ chỉ đạo.
Các vùng miền đều đã có nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng chống thiên tai 2018.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Theo đó, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ cần xác định khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để triển khai đồng bộ các giải pháp công trình, phi công trình, tổ chức thông tin cảnh báo, dự báo, điều chỉnh sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại về người, đảm bảo sinh kế bền vững phù hợp với tập quán từng khu vực.
Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phải đảm bảo an toàn để điều, quản lý chặt chẽ quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch để điều, quy hoạch sử dụng đất nhất là sử dụng đất bãi sông để bảo vệ không gian thoát lũ. Nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ cho hệ thống đê sông, hồ chứa nước xung yêu.
Đối với khu vực Duyên hải miền Bắc, miền Trung cần tập trung nâng cao năng lực ứng phó lũ lớn, bão mạnh và siêu bão; xây dựng kế hoạch quản lý là tổng hợp cho lưu vực sông; xử lý công trình hạ tầng (vật kiến trúc, đường giao thông, gây cản trở thoát lũ, tăng ngập lụt.
Riêng với các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng công trình cấp nước, trữ nước để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Tăng cường giám sát, dự báo nguồn nước; tổ chức vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi để trữ nước ngọt; đẩy mạnh sử dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn.
Nhiệm vụ của khu vực ồng bằng sông Cửu Long là tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nghị quyết 76/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ban hành 18/6.