1. Thế nào là đổi tên trong giấy khai sinh
Đổi tên trong giấy khai sinh còn được định nghĩa là đổi tên trong hộ tịch theo pháp luật Việt Nam. Hộ tịch là khái niệm xác định địa bàn quản lý và quyền lợi của công dân trong hệ thống hành chính.
Căn cứ vào luật hộ tịch 2014
Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Đổi tên (ảnh minh họa)
2. Điều kiện để đổi tên trong giấy khai sinh
2.1 Những trường hợp được đổi tên
Dựa trên điều 28 của bộ luật dân sự 2015 các trường hợp sau đây có quyền được đổi tên:
Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
2.2 Một số lưu ý
- Đổi tên không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự của công dân.
- Sau khi đổi tên, người đổi tên sẽ phải sửa lại một số giấy tờ chứng chỉ có tên cũ của mình.
3. Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh
- Chuẩn Bị Hồ Sơ, Điền Tờ Khai: Người yêu cầu nộp tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan.
- Nộp Tờ Khai Tại Cơ Quan Có Thẩm Quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc huyện nơi đã đăng ký hộ tịch xử lý thủ tục.
- Chờ Thụ Lý Hồ Sơ: Xử lý hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Nộp Lệ Phí Và Nhận Kết Quả: Thanh toán lệ phí theo quy định và nhận kết quả thủ tục.