Tổng kinh phí thực hiện các đề án thuộc Chương trình OCOP dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng. Theo đó, sẽ tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm. Triển khai thực hiện từ 08 - 10 mô hình làng văn hóa du lịch. Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP. Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm, bao gồm:
- Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến;
- Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn;
- Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu;
- Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi;
- Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng;
- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu…
Hình ảnh minh họa sản phẩm trứng của một đơn vị sản xuất ( Nguồn: Langmoi.vn)
Đồng thời, sẽ xây dựng hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm, trong đó có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia Chương trình OCOP và xếp hạng sản phẩm gồm 05 hạng sao.
Quyết định 490/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 07/05/2018.