Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm theo Luật Quốc phòng

09/07/2018 09:08 Tin mới
Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 8/6 vừa qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Ảnh minh họa

Theo điều 22, Luật Quốc phòng thì giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.

 

Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:

-  Cấm tụ tập đông người;

-  Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

-  Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;

-  Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;

-  Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.

 

Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.

 

Trích dẫn Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14:

Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:

a) Khu vực giới nghiêm;

b) Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;

c) Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;

đ) Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

ThanhNT
Từ khóa:
luật quốc phòng thời gian giới nghiêm