Ngoài bất động sản thì tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, tài sản vô chủ, tài sản của quỹ xã hội…cũng sẽ đem đấu giá theo diện tài sản công.
Bất động sản vô chủ sẽ được đấu giá theo diện tài sản công. Ảnh minh họa.
Nghị định cũng quy định đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao….
- Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
- Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản….
- Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
Tài sản được mang ra đấu giá, số tiền thu được nộp về ngân sách và được sử dụng theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Trích dẫn Nghị định 29/2018/NĐ-CP:
Điều 8. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản vô chủ1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của bất động sản, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về bất động sản vô chủ (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện: 01 bản chính.b) Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản: 01 bản chính.c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản (nếu có): 01 bản sao.