Ai không phải nộp thuế khi tăng mức giảm trừ gia cảnh? Ảnh minh họa.
Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 cụ thể:
Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế trước đây là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) thì hiện nay tăng lên 02 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc trước đây là 3,6 triệu đồng/tháng nay tăng thêm 800.000 đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng một tháng.)
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ:
- Giảm trừ gia cảnh;
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Tóm lại, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế.
Dưới đây là một vài ví dụ về một số mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có):
Nếu không có người phụ thuộc: Mức thu nhập phải đóng thuế hiện nay là trên 11 triệu đồng/tháng, so với trước đây là 9 triệu đồng/tháng.
Nếu như có 01 người phụ thuộc: Mức thu nhập phải đóng thuế hiện nay là trên 15,4 triệu đồng/tháng so với trước đây là trên 12,6 triệu đồng/tháng.
Nếu như có 02 người phụ thuộc: Mức thu nhập phải đóng thuế hiện nay là trên 19,8 triệu đồng/tháng so với trước đây là trên 16,2 triệu đồng/tháng.
Nếu như có 03 người phụ thuộc: Mức thu nhập phải đóng thuế hiện nay là trên 24,2 triệu đồng/tháng so với trước đây là trên 19,8 triệu đồng/tháng.
Lưu ý: Trước khi trừ các khoản giảm trừ thì người lao động phải trừ đi các khoản thu nhập được miễn thuế như tiền hỗ trợ ăn trưa (730.000 đồng/tháng), thu nhập do làm ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với làm việc ban ngày, làm việc trong giờ (nếu có).