Nhiều ngành nghề nông thôn được hỗ trợ phát triển. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong đó, có quy định 7 nhóm ngành nghề nông thôn được hỗ trợ phát triển bao gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
- Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
- Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
- Sản xuất muối.
- Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Các nhóm ngành nghề này sẽ được hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án. Ngoài ra, mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.
Bên cạnh đó, 7 nhóm ngành nghề trên còn được hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại cũng như đào tạo nhân lực....
Trích dẫn Nghị định 52/2018/NĐ-CP:
Điều 8. Về đầu tư, tín dụngĐối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được:1. Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công.2. Được áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.3. Được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật.