Theo Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 thì đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Điều 9. Đăng ký kết hôn:a. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch.Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.b. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, việc tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn là vi phạm quy định về đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình, việc kết hôn trong trường hợp này không có giá trị pháp lý.
Hình ảnh minh họa: Trao giấy chứng nhận kết hôn ở Quận Long Biên (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, pháp luật nhà nước Việt Nam còn đưa ra điều khoản xử lý việc kết hôn trái pháp luật, trích dẫn Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.