Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Thông tư 28/2018/TT-BYT về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV

Tóm lược

Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại cơ sở y tế do Bộ Y tế ban hành năm 2018
Cơ quan ban hành/ người ký: Bộ Y tế / Thứ trưởng - Nguyễn Thanh Long
Số hiệu: 28/2018/TT-BYT
Loại văn bản: Thông tư
Ngày ban hành: 26/10/2018
Ngày hiệu lực: 01/01/2019
Lĩnh vực: Y tế - Sức khỏe,

Nội dung văn bản

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2018/TT-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM HIV, NGƯỜI PHƠI NHIỄM VỚI HIV TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người s 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc quản lý điều trị người nhiễm HIV đăng ký điều trị lần đầu, khám lại, chuyển tuyến và quản lý điều trị người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ sở điều trị thuốc kháng HIV, cơ sở y tế cấp phát thuốc kháng HIV, người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV và cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Chẩn đoán, điều trị, kê đơn thuốc kháng HIV điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV

1. Chẩn đoán, điều trị cho người nhiễm HIV, người phơi nhim với HIV, thực hiện theo Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS và Quyết định số 6250/QĐ-BYT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn bổ sung Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS tạm thời sử dụng thuốc ARV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (sau đây gọi là Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS).

2. Kê đơn thuốc kháng HIV điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV thực hiện theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư 18/2018/TT-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và theo quy định tại Thông tư này.

3. Sử dụng Bệnh án điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ, bệnh án (sau đây gọi là Quyết định số 4069/QĐ-BYT) và Hướng dẫn ghi bệnh án ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trường hợp người bệnh điều trị nội trú thì thực hiện theo Điều 10 Thông tư này.

Điều 4. Kế hoạch cung ứng thuốc kháng HIV

1. Hằng năm, cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch điều trị thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này theo nhu cầu trên địa bàn quản lý gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tt là Sở Y tế) tổng hợp và gửi Cục Phòng, chng HIV/AIDS.

2. Cục Phòng, chng HIV/AIDS có trách nhiệm:

a) Tổng hợp kế hoạch điều trị thuốc kháng HIV của các địa phương, xây dựng kế hoạch mua sm, tiếp nhận thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt;

b) Phân bổ, điều phối việc phân bổ thuốc kháng HIV cho các địa phương, cơ sở điều trị HIV/AIDS theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

3. Thuốc kháng HIV được cấp để điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, Khoản 3 Điều 39 Luật phòng, chống HIV/AIDS;

b) Người nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

c) Những người khác nhiễm HIV.

4. Thuốc kháng HIV do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Đối tượng được ngân sách nhà nước bảo đảm, cấp miễn phí thuốc kháng HIV bao gồm:

a) Người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế;

b) Phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phụ nữ mang thai có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

c) Trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

6. Trường hợp các đối tượng quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Chương II

QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM HIV ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ LẦN ĐẦU, KHÁM LẠI, CHUYỂN TUYẾN

Mc 1. ĐĂNG KÝ ĐIU TRỊ LẦN ĐẦU VÀ KHÁM LẠI

Điều 5. Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lần đu

1. Kiểm tra, đi chiếu thông tin cá nhân của người bệnh trên phiếu kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV với thông tin trên giấy tờ tùy thân của người bệnh. Đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi, đối chiếu thông tin cá nhân trên Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử với thông tin trên giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em.

2. Khám bệnh, đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch, tư vấn điều trị và xử trí theo quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS sau khi kim tra, đối chiếu thông tin cá nhân của người bệnh.

3. Chuẩn bị điều trị bng thuốc kháng HIV theo nội dung quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Điều trị bng thuốc kháng HIV ngay khi người nhim HIV sẵn sàng điều trị.

4. Kê đơn thuốc kháng HIV theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

5. Cấp thuốc kháng HIV theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 Thông tư này với số lượng sử dụng tối đa 30 ngày.

6. Hẹn khám lại tại cơ sở điều trị thuốc kháng HIV (sau đây gọi là cơ sở điều trị) sau 02 - 04 tuần hoặc khi có vấn đề bất thường. Ghi lịch hẹn khám lại vào Bệnh án ngoại trú và Sổ khám bệnh hoặc Sổ Y bạ (sau đây gọi chung là Sổ khám bệnh).

7. Hoàn thiện bệnh án điều trị ngoại trú theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Lưu bn chính hoặc bản sao hợp pháp Phiếu kết quả khẳng định nhiễm HIV hoặc Phiếu xét nghiệm HIV dương tính bng kthuật sinh học phân tử đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi vào bệnh án.

Điều 6. Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại

1. Khám bệnh, theo dõi đáp ứng lâm sàng, miễn dịch, vi rút học, tuân thđiều trị, chẩn đoán bệnh lý kèm theo và xử trí theo quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

2. Kê đơn và cấp thuc kháng HIV

a) Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV dưới 12 tháng kê đơn và cấp thuốc với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng. Trường hợp người bệnh muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã) thì đánh giá tiêu chuẩn nhận thuốc tại trạm y tế xã, kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 2 Điều này. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hẹn khám lại theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên:

Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV chưa ổn định: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng.

Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV ổn định và có nhu cầu tiếp tục nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 90 ngày sử dụng.

Trường hợp người bệnh điều trị thuốc kháng HIV ổn định và muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 2 Điều này. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Tiêu chuẩn người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng HIV từ đủ 06 tháng trở lên, đáp ứng tốt về lâm sàng, miễn dịch, tuân thđiều trị tốt, không có tác dụng phụ của thuốc cần phải theo dõi thường xuyên, không có bệnh kèm theo và muốn được nhn thuốc tại trạm y tế xã;

d) Kê đơn và cấp thuốc đối với người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: cơ sở điều trị kê đơn thuốc kháng HIV vào bệnh án ngoại trú và Sổ khám bệnh của người bệnh với số lượng không quá 90 ngày sử dụng. Số thuốc kê trong đơn được cấp tối đa thành 3 đợt. Số lượng thuốc mi đợt cấp tối đa là 30 ngày sử dụng. Đợt 1 người bệnh nhận thuốc tại cơ sở điều trị. Các đợt tiếp theo người bệnh nhận thuốc tại trạm y tế xã. Khi hết số thuốc được cấp tại trạm y tế xã hoặc theo lịch hẹn khám lại người bệnh khám lại tại cơ sở điều trị để được khám và kê đơn tiếp theo.

3. Hẹn khám lại:

a) Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: Hẹn khám lại khi hết số thuốc được cấp hoặc khi có dấu hiệu bất thường, ghi lịch hẹn khám lại vào sổ khám bệnh của người bệnh;

b) Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Định kỳ 03 tháng khám lại tại cơ sở điều trị hoặc khi có dấu hiệu bất thường; ghi lịch hẹn khám lại vào Sổ khám bệnh của người bệnh.

4. Trường hợp người bệnh đến khám và lĩnh thuốc sớm hơn thời gian hẹn thì người bệnh vẫn được khám bệnh, cấp thuốc; số thuốc cấp trong đợt điều trị này được lũy kế với số thuốc người bệnh chưa sử dụng cho đến ngày khám lần này và đủ dùng cho đến lần hẹn khám lại tiếp theo.

5. Đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám: Cơ sở điều trị liên hệ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh để nhắc người bệnh đến tái khám và lĩnh thuốc theo lịch hẹn.

6. Trường hợp người bệnh đã bỏ điều trị quay lại điều trị: Căn cứ tình trạng bệnh của người nhiễm HIV, cơ sở điều trị khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV theo quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này.

Điều 7. Quản lý người bệnh điều trị thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã

1. Tiếp nhận người bệnh, kiểm tra đối chiếu thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân của người bệnh với thông tin trên Giấy chuyển tuyến.

2. Cấp thuốc theo đơn thuốc được ghi trong Giấy chuyển tuyến và Sổ khám bệnh của người bệnh. Trước khi cấp thuốc, cần khám bệnh, sàng lọc lao và đánh giá tuân thđiều trị của người bệnh. Trường hợp không có dấu hiệu bất thường, người bệnh tuân thđiều trị tốt, cấp thuốc kháng HIV hàng tháng theo đơn. Ghi rõ tên thuốc, số lượng thuốc đã cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc vào Sổ khám bệnh của người bệnh. Trường hợp có dấu hiệu bất thường thì xử trí trong phạm vi chuyên môn. Nếu vượt quá khả năng chuyên môn thì chuyển tuyến theo quy định.

3. Nhắc lịch người bệnh đến khám lại định kỳ tại cơ sở điều trị theo lịch hẹn trên Sổ khám bệnh và Giấy chuyển tuyến.

Điều 8. Sử dụng bệnh án trong điều trị HIV/AIDS

1. Bệnh án ngoại trú điều trị người nhiễm HIV được sử dụng trong suốt quá trình điều trị của người bệnh. Trường hợp bệnh án bị rách, hng hoặc dày, khó bảo quản, cơ sở điều trị cần mở Bệnh án ngoại trú tiếp theo.

2. Việc mở Bệnh án ngoại trú tiếp theo thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. CHUYỂN TUYẾN VÀ CẤP THUỐC KHÁNG HIV ĐI VỚI NGƯỜI BỆNH CHUYỂN TUYẾN

Điều 9. Chuyn tuyến và theo dõi chuyển tuyến

1. Cơ sở điều trị nơi chuyển người bệnh đi:

a) Thực hiện chuyển tuyến theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tt là Thông tư số 14/2014/TT-BYT) và quy định tại Thông tư này;

b) Tổng kết bệnh án theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này;

c) Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục s 02 ban hành kèm Thông tư này;

d) Cấp thuốc kháng HIV đủ dùng đến thời điểm theo lịch hẹn tại cơ sở điều trị mới.

2. Cơ sở điều trị nơi tiếp nhận người bệnh:

a) Tiếp nhận người bệnh, đối chiếu thông tin cá nhân với các thông tin được ghi trong Giấy chuyển tuyến;

b) Căn cứ vào thông tin ghi trong Giấy chuyển tuyến và tình trạng lâm sàng của người bệnh, thực hiện các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận người bệnh, cơ sở điều trị nơi tiếp nhận người bệnh phải thực hiện việc phản hồi thông tin cho cơ sở chuyển đi theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT.

3. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên Giấy chuyển tuyến nếu cơ sở điều trị nơi chuyển người bệnh đi không nhận được thông báo về việc tiếp nhận người bệnh của cơ sở điều trị nơi người bệnh được chuyển đến, cơ sở điều trị nơi chuyển người bệnh đi liên hệ với cơ sở điều trị nơi người bệnh được chuyển đến để xác nhận thông tin về việc chuyển tuyến của người bệnh.

Trường hợp người bệnh không đến cơ sở điều trị theo giới thiệu chuyển tuyến, cơ sở điều trị nơi chuyển người bệnh đi liên hệ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh để nhắc người bệnh thực hiện việc chuyển tuyến.

4. Trường hợp chuyển tuyến theo yêu cầu của người bệnh thì ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở điều trị có trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở điều trị thuốc kháng HIV phù hợp nhất với người bệnh để người bệnh tự quyết định lựa chọn cơ sở điều trị mới.

5. Trường hợp người bệnh đang điều trị thuốc kháng HIV bị đưa vào trại giam, trại tạm giam, cơ sgiáo dục bắt buộc, trường giáo dưng: cơ sở điều trị thực hiện việc chuyển tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT/BCA-BQP-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2015 của liên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm gi, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT/BCA-BQP-BYT) và theo hướng dẫn viết giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trường hợp chuyển tuyến đối với trẻ em nhiễm HIV: cơ sở điều trị nơi chuyển đi phải tư vấn cho người chăm sóc trẻ em về việc chuyển tuyến. Trường hợp trẻ em đang dùng thuốc kháng HIV liều trem hoặc dùng phác đồ không thông dụng phải liên hệ trước với cơ sở điều trị nơi dự kiến chuyển trẻ em đến để bảo đảm có thuốc phù hợp trước khi trẻ được chuyển đến.

7. Trường hợp chuyển tuyến từ cơ sở điều trị trẻ em sang cơ sở điều trị người lớn: cơ sở điều trị nơi chuyển người bệnh đi phải tư vấn, cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản đối với trẻ em vị thành niên, tư vấn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV trước khi chuyển tuyến. Cơ sở điều trị tiếp nhận người bệnh phải tiếp tục tư vn hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho người bệnh theo Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

Điều 10. Hướng dẫn cấp thuốc kháng HIV đối với người nhiễm HIV điều trị nội trú

Trường hợp người nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú bằng thuốc kháng HIV phải vào điều trị nội trú các bệnh liên quan đến HIV hoặc các bệnh không liên quan đến HIV, trong quá trình điều trị nội trú hết thuốc kháng HIV thì xử trí như sau:

1. Trường hợp khoa điều trị nội trú cùng cơ sở điều trị với khoa điều trị ngoại trú HIV/AIDS:

a) Người bệnh có thể tiếp tục nhận thuốc tại khoa điều trị ngoại trú HIV/AIDS hoặc nhận thuốc tại khoa điều trị nội trú nếu bác sỹ khoa điều trị nội trú đủ điều kiện kê đơn thuốc kháng HIV;

b) Trường hợp bác sỹ khoa điều trị nội trú không đđiều kiện kê đơn thuốc kháng HIV thì phải hội chẩn hoặc thống nhất với bác sĩ khoa điều trị ngoại trú HIV/AIDS để kê đơn thuốc kháng HIV cho người bệnh. Số thuốc kháng HIV được kê trong bệnh án, Sổ khám bệnh và phát cùng thuốc điều trị nội trú.

2. Trường hợp cơ sở y tế nơi người bệnh điều trị nội trú khác với cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị thuốc kháng HIV:

a) Nếu cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị nội trú là cơ sở điều trị thuốc kháng HIV thì người bệnh có thể nhận thuốc tại cơ sở này. Người bệnh cần xuất trình Sổ khám bệnh ghi rõ phác đồ điều trị, số lượng thuốc đã cấp để làm cơ sở cho việc cấp thuốc tiếp theo. Bác sĩ tại khoa điều trị nội trú kê đơn thuốc kháng HIV nếu đủ điều kiện kê đơn. Trường hợp bác sĩ tại khoa điều trị nội trú không đủ điều kiện kê đơn thuốc kháng HIV thi hội chẩn với bác sĩ đủ điều kiện kê đơn thuốc kháng HIV để kê đơn thuốc cho người bệnh. Số thuốc kháng HIV được kê trong bệnh án, Sổ khám bệnh và phát cùng thuốc điều trị nội trú:

b) Nếu cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị nội trú không phải là cơ sở điều trị thuốc kháng HIV thì người đại diện của người bệnh thực hiện việc lĩnh thuốc kháng HIV tại cơ sở y tế nơi đang điều trị thuốc kháng HIV cho người bệnh. Khi nhận thuốc người đại diện của người bệnh phải xuất trình giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu còn thời hạn), Giấy xác nhận điều trị nội trú theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở điều trị thực hiện việc cấp thuốc với số lượng không quá 30 ngày sử dụng.

Điều 11. Hướng dẫn phối hợp trong điều trị người nhiễm HIV tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng

Cơ sở điều trị phối hợp với cơ sở y tế trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thực hiện các nội dung sau:

1. Điều trị, chăm sóc HIV/AIDS cho người nhiễm HIV theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT/BCA-BQP-BYT.

2. Cấp thuốc kháng HIV miễn phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn cung ứng thuốc kháng HIV hợp pháp khác khi người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng HIV trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

3. Tư vấn và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế khi người nhim HIV ra trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bt buộc, trường giáo dưng để người nhiễm HIV tiếp tục duy trì điều trị thuốc kháng HIV từ nguồn bảo hiểm y tế.

Chương III

QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI PHƠI NHIỄM VỚI HIV

Điều 12. Quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV

1. Quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV (bao gồm trẻ từ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; mẹ có kết quả xét nghiệm có phn ứng đối với trường hợp xét nghiệm sàng lọc HIV; trẻ có kết quả có phản ứng đối với trường hợp xét nghiệm sàng lọc HIV) tại cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản không phải cơ sở điều trị thuốc kháng HIV:

a) Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết của việc sử dụng thuốc kháng HIV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

b) Chỉ định thuốc kháng HIV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chđịnh và xử trí khi có kết quả xét nghiệm chn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em theo quy định tại Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

c) Hướng dẫn người chăm sóc trẻ cách bảo quản, lấy thuốc kháng HIV đảm bảo đủ liều theo quy định và cách cho trẻ uống thuốc tại nhà;

d) Giới thiệu, chuyển tuyến trẻ đến chăm sóc, điều trị tiếp tục tại cơ sở điều trị bng thuốc kháng HIV có quản lý điều trị trẻ nhiễm HIV, phơi nhim với HIV khi trẻ được 4 tuần tuổi. Thủ tục chuyển tuyến cho trẻ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5877/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2017 về việc phê duyệt Hướng dẫn triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở y tế”. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV tại cơ sở điều trị thuốc kháng HIV có quản lý điều trị trẻ nhiễm HIV và phơi nhiễm với HIV:

a) Lập bệnh án điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/QĐ-BYT và hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đánh giá tình trạng toàn thân, phát triển tâm thần, thể chất của trẻ; tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp;

c) Tiếp tục điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

đ) Dự phòng nhiễm trùng cơ hội theo quy định tại Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

e) Tư vấn về tuân thủ điều trị, theo dõi tác dụng của thuốc và cách xtrí khi có tác dụng dụng phụ;

g) Chđịnh xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV và xử trí theo quy định tại Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị HIV/AIDS và Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV;

h) Theo dõi chặt chẽ diễn biến lâm sàng, phát hiện sớm biểu hiện nhiễm HIV của trẻ trong tất cả các lần đến khám;

i) Điều trị bng thuốc kháng HIV ngay khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng nhiễm HIV hoặc có kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử lần 01 dương tính hoặc có xét nghiệm khẳng định HIV dương tính;

k) Ghi chép đầy đcác thông tin vào Sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Quản lý điều trị trẻ trên 18 tháng tuổi và người lớn phơi nhiễm với HIV

1. Xử trí theo quy định tại Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Trường hợp người bệnh cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thì lập bệnh án ngoại trú theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/QĐ-BYT và hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bng thuốc kháng HIV theo quy định tại Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

3. Ghi chép đầy đủ thông tin vào Sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV theo mu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Xử trí sau khi kết thúc theo dõi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:

Trường hợp người phơi nhiễm với HIV được khẳng định nhiễm HIV thì thực hiện quản lý, theo dõi điều trị theo quy định tại Chương II Thông tư này.

Trường hợp người bị phơi nhiễm với HIV được khẳng định không nhiễm HIV thì tư vấn về phơi nhiễm với HIV và dự phòng phơi nhim với HIV theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư số 32/2013/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 15. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bng thuốc kháng HIV sao lưu toàn bộ bệnh án đang sử dụng sang Bệnh án điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/QĐ-BYT và theo hướng dẫn tại Phụ lục s 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS

a) Ch trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn thực hiện Thông tư này;

b) Phân phối, điều phối việc cung ứng thuốc kháng HIV, hướng dẫn cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện quản lý, dự trù, cấp phát, bảo quản và sử dụng thuốc kháng HIV căn cứ vào khả năng cung ứng thuốc kháng HIV các nguồn và quy định về tiếp cận thuốc kháng HIV tại Thông tư này;

c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Cục Quản lý khám, chữa bệnh

a) Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn thực hiện Thông tư này;

b) Phối hợp kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

3. Trách nhiệm của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

a) Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn thực hiện Thông tư này;

b) Phối hợp kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

4. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh

a) Tổ chức triển khai công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhim với HIV theo quy định tại Thông tư này;

b) Hướng dẫn cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tnh, các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên địa bàn thực hiện việc quản lý, cấp phát và sử dụng thuốc kháng HIV điều trị cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV theo quy định tại Thông tư này, bảo đảm người bệnh chỉ được nhận một nguồn cung ứng cho một loại thuốc kháng HIV trong một đợt điều trị;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở điều trị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều trị người nhim HIV và người phơi nhiễm với HIV;

d) Kiểm tra việc triển khai công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV theo các nội dung quy định tại Thông tư này.

5. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố

a) Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện công tác qun lý điều trị người nhiễm, người phơi nhiễm với HIV, trẻ phơi nhiễm HIV, tiếp cận thuốc kháng HIV, quản lý, sử dụng, cấp phát thuốc kháng HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo các quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, cơ sở điều trị bằng thuốc kháng HIV trong việc kết nối, quản lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con cho đến khi tình trạng nhiễm HIV của trẻ được khẳng định;

c) Báo cáo tình hình quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV, quản lý sử dụng thuốc kháng HIV trên địa bàn tỉnh, thành phố gửi Sở Y tế và Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định.

6. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến tỉnh, thành phố

a) Hướng dẫn các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thực hiện việc quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV theo các quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tnh, thành phố trong việc giám sát, hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện công tác qun lý điều trị người nhiễm, người phơi nhiễm với HIV, tiếp cận thuốc kháng HIV, quản lý, sử dụng, cấp phát thuốc kháng HIV tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo các quy định tại Thông tư này.

7. Trách nhiệm của cơ sở điều trị bằng thuốc kháng HIV

a) Quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV theo quy định của Thông tư này;

b) Tư vấn, thông báo cho người bệnh về các nguồn cung ứng thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị để người bệnh lựa chọn việc sử dụng nguồn cung ứng thuốc phù hợp;

c) Phối hợp với cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong việc kết nối, quản lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con cho đến khi tình trạng nhim HIV của trẻ được khng định;

d) Phối hợp với Trạm y tế xã trong việc quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã;

đ) Sử dụng Sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV theo mẫu tại Phụ lục số 04, Sổ đăng ký trước điều trị bằng thuốc kháng HIV theo mẫu tại Phụ lục số 05, Sổ đăng ký điều trị bằng thuốc kháng HIV theo mẫu tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện việc thống kê số liệu và báo cáo tình hình điều trị bằng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV tại cơ sở theo quy định. Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi điều trị người nhim HIV, người phơi nhiễm với HIV cần bảo đảm các trường thông tin tại Sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV, Sổ đăng ký trước điều trị bằng thuốc kháng HIV, Sổ đăng ký điều trị bng thuốc kháng HIV được quy định tại Thông tư này;

e) Báo cáo tình hình quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV, quản lý sử dụng thuốc kháng HIV gửi cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh theo quy định.

8. Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sn

a) Quản lý điều trị trphơi nhiễm với HIV theo các quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với cơ quan đầu mối về phòng, chng HIV/AIDS tuyến tnh, thành phố, cơ sở điều trị bng thuốc kháng HIV trong việc kết nối, quản lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con cho đến khi tình trạng nhiễm HIV của trẻ được khẳng định.

9. Trách nhiệm của Trạm y tế

a) Cấp phát thuốc, quản lý, theo dõi và hỗ trợ người nhim HIV trên địa bàn tiếp cận với điều trị bng thuốc kháng HIV;

b) Phối hợp với Trung tâm y tế tuyến huyện và cơ sở điều trị trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV bỏ điều trị bng thuốc kháng HIV quay lại điều trị;

c) Cấp phát, quản lý người bệnh về khám bệnh, nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã theo các nội dung quy định tại Thông tư này;

d) Báo cáo tình hình quản lý, theo dõi người bệnh điều trị bng thuốc kháng HIV, người bệnh nhiễm HIV nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã theo quy định.

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Thtrưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thtrưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để nghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban về CVĐXH của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ; (Công báo, Vụ KGVX, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- BHXH Việt Nam;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTra Bộ, VP Bộ;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế; Cổng TTĐT Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
- Lưu: VT, AIDS (03b), PC (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
26/10/2018
01/01/2019
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
28/2018/TT-BYT
28/2018/TT-BYT

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo người ký