Hình ảnh minh họa: Sau khi cưới bao lâu thì phải đi đăng ký kết hôn
Theo điều 8, Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia định 2014 quy định: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện như: Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định…
Như vậy, việc kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân, việc chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũng như quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản.
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
Cưới nhưng không đăng ký, hôn nhân không được công nhận
Khoản 1 Đều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc kết hôn không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Điều này có nghĩa là, nếu nam nữ chỉ làm đám cưới và chung sống với nhau thì không hôn nhân không được pháp luật công nhận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng.
Quan hệ tài sản trong trường hợp không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận, thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự, nhưng vẫn phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và cửa con.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái theo quy định của chương V Luật Hôn nhân và Gia đình.