Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Quyết định 331/QĐ-UBND lĩnh vực Thương mại

Tóm lược

Quyết định 331/QĐ-UBND về phê duyệt Dự án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (Mô hình không tập trung) do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành ngày 02/02/2018
Cơ quan ban hành/ người ký: UBND Tỉnh Thừa Thiên - Huế / Phó Chủ tịch - Phan Ngọc Thọ
Số hiệu: 331/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Ngày ban hành: 02/02/2018
Ngày hiệu lực: 02/02/2018
Địa phương ban hành: Thừa Thiên Huế
Lĩnh vực: Thương mại,

Nội dung văn bản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 331/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V VIC PHÊ DUYT D ÁN XÂY DNG MÔ HÌNH THÍ ĐIM  DOANH NGHIP - H KINH DOANH - NÔNG DÂN TIÊU TH NÔNG SN VÀ CUNG ỨNG VT TƯ NÔNG NGHIP (MÔ HÌNH KHÔNG TP TRUNG)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng;

Căn cứ Ch thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng;

Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29/11/2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 74/QĐ-BCT ngày 11/01/2017 của Bộ Công Thương phê duyệt các d án, nhiệm vụ và kinh phí năm 2017 thực hiện Nhóm chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vng thuộc Danh mục của Đề án Phát triển th trường trong nước gn với Cuộc vận vn đng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020”’

Căn c Quyết định số 1409/QD-UBND ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh Tha Thiên Huế về việc phê duyệt Đ cương, nhiệm vụ và d toán kinh phí dự án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ng vật tư nông nghiệp (Mô hình không tập trung);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dán mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp tại vùng sản xuất không tập trung (Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Dự án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (Mô hình không tập trung).

2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương.

3. Cơ quan phối hp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân và các cơ quan có liên quan.

4. Mục tiêu của các dự án:

4.1. Mục tiêu chung

Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh (sản phẩm thịt lợn chăn nuôi hữu cơ) tại vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung nhằm xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong mô hình về kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu. Đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững của từng thành viên, đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng mô hình thí điểm tiêu tụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (sản phẩm thịt lợn chăn nuôi hữu cơ) cho nông dân tại các xã Phú Lương, huyện Phú Vang; xã Thủy Phù, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy thành mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả

- Kết hợp hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong mô hình đảm bảo sản xuất lượng hàng hóa có định hướng theo nhu cầu thị trường và phù hợp với những điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương

- Tạo dựng một kênh phân phối hiệu quả có định hướng thị trường và tuân theo các quy định của pháp luật về thương mại.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia mô hình có được nguyên liệu đảm bảo chất lượng để chế biến và tiêu thụ trên thị trường.

- Đề xuất phương thức liên kết, cơ chế hoạt động, điều kiện để mô hình DN-KD-ND hoạt động hiệu quả, bền vững.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình thí điểm DN-KD-ND tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

- Có đủ cơ sở tổng kết đánh giá và bài học kinh nghiệm để kiến nghị nhân rộng mô hình đối với sản phẩm khác và địa phương khác trong toàn tỉnh.

- Giải quyết tốt các mi quan hệ kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.

5. Chủ thể tham gia mô hình thí điểm:

- Doanh nghiệp: Doanh nghiệp được lựa chọn là Công ty TNHH MTV nông nghiệp Organic Quế Lâm có trụ sở tại 50 Phú Mậu, Kim Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất phân bón chăn nuôi, trồng trọt, bán buôn nông sản, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch.

- Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh được lựa chọn là Hộ kinh doanh Ngô Thị Xuân thuộc địa bàn Thôn 2, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Tha Thiên Huế.

- Hộ nông dân: Các hộ nông dân tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang; xã Thủy Phù, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.

6. Nội dung dự án:

6.1. Đánh giá khái quát thực trạng tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2016

6.2. Phương án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp tại vùng sản xuất không tập trung.

6.2.1. Nhiệm vụ của chủ thể tham gia mô hình

6.2.1.1. Đối với Doanh nghiệp:

- Khảo sát, đánh giá lại thị trường tiềm năng, nhu cầu và thị hiếu đối với sản phẩm được lựa chọn và phát triển sản xuất; Củng cố lại cơ sở vật chất hiện có đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong khâu chế biến, bảo qun.

- Cung ứng một lượng nht định VTNN đầu vào mà chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, men vi sinh; đng thời liên hệ với các tổ chức khoa học để kịp thời thuê chuyên gia tư vấn về chăn nuôi đối với vật nuôi thuộc mô hình trên địa bàn các vùng chăn nuôi mà hiện tại Công ty đang có mối quan hệ hợp tác như huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy và các địa phương khác mà công ty có đnh hướng mở rộng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của công ty bằng các biện pháp đào tạo, tập huấn kiến thức nông nghiệp, kỹ thuật chế biến, khả năng qun lý kinh doanh và đặc biệt là công tác marketing

6.2.1.2. Đối với Hộ kinh doanh:

- Củng ccác điều kiện cơ sở vật chất như nhà giao dịch, hệ thống kho chứa và bảo quản ngắn hạn sản phẩm chăn nuôi và vật tư nông nghiệp. Chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, tài chính để đảm bảo có thể thu mua ngay tức thì sản phẩm của nông dân.

- Phối hợp với Công ty, và cơ quan chuyên trách tại địa phương để có kế hoạch đào tạo, phổ biến cho bà con về kiến thức thương mại trong việc ký kết hợp đng, chủ trương và định hướng của địa phương, của tỉnh trong vic quy hoạch các vùng chăn nuôi lợn và hướng dẫn sử dụng các loại vật tư nông nghiệp mới.

- Thường xuyên cùng với bà con giám sát về quy trình, quá trình sinh trưởng của lợn để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc thông báo và yêu cầu Công ty có hỗ trợ nhất định đối với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình liên kết.

6.2.1.3. Đối với Nông dân:

- Chuẩn bị chuồng trại và các điều kiện về nhân công lao động để có thể sẵn sàng chăn nuôi theo kế hoạch.

- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, phổ biến để nắm rõ được các kiến thức liên quan để thực hiện việc chăn nuôi lợn hữu cơ theo đúng quy trình và kỹ thuật.

- Cn nm rõ các văn bản pháp luật liên quan, các cơ chế chính sách của Nhà nước và của địa phương và thói quen chăn nuôi theo hướng hàng hóa và tuân thủ các điều kiện cơ bản của cơ chế thị trường và các điều khoản ràng buộc của hợp đồng đã ký kết và những chỉ dẫn của Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh và các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Theo dõi chặt chẽ quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn đồng thời có tng hợp báo cáo, nhật ký theo dõi thường xuyên; Kịp thời đề xuất, kiến nghị đến các chủ thể còn lại và các cơ quan chức năng đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cả về chất lượng giống, chất lượng VTNN đầu vào và những biến động tiêu cực có thể xảy ra

6.2.2. Phương thức liên kết, cơ chế hoạt động của mô hình:

Xây dựng một Liên minh phối hợp nhằm phát huy được các ưu điểm và thuận lợi của các chủ thể trong mô hình, tương hỗ lẫn nhau khắc phục các mặt yếu của các bên để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, hoạt động mang tính ổn định và bền vững; Phương thức liên kết trước hết trên cơ sở tự nguyện tham gia của các bên, sau đó đến việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng mang tính ràng buộc.

Cơ chế hoạt động của mô hình liên kết Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh- Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp tại vùng sản xuất không tập trung cơ bản được thực hiện theo 03 bước như sau:

- Lập bản cam kết và thỏa thuận tham gia của các chủ thể trong mô hình;

- Ký hợp đồng mang tính nguyên tc về giao nhận sản phẩm được tạo ra của mô hình từ đầu vụ sản xuất.

- Ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể về tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư.

6.2.3. Điều kiện để mô hình hoạt động hiệu quả, bền vững

- Các chủ thể tham gia mô hình thí điểm cần phải thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình và các điều kiện và nguyên tắc trong Hợp đồng đã được ký kết.

- Các cấp chính quyền và các ngành tạo điều kiện trong việc định hướng và tham gia giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong mô hình liên kết, có cơ chế chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia mô hình như chính sách ưu tiên về đất đai, chính sách về hỗ trợ tín dụng, tài chính.

- Các chủ thể cần ý thức được sự tồn tại, phát triển phụ thuộc lẫn nhau để sẵn sàng chia sẻ rủi ro hoặc lợi ích thu được từ mô hình thí điểm.

6.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

- Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu và quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với chủ thể tham gia mô hình thí điểm (chính sách thuế, tín dụng, đất đai, xúc tiến thương mại,...).

- Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia mô hình thí điểm mở rộng mạng lưới kinh doanh.

- Nhóm giải pháp về bồi dưng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp, HTX,... tham gia mô hình thí điểm.

- Nhóm giải pháp khác.

7. Nguồn vốn thực hiện: Kinh phí Trung ương hỗ trợ năm 2017 (theo Quyết định số 74/QĐ-BCT ngày 11/01/2017 của Bộ Công Thương).

8. Tổ chức thực hiện

8.1. Trách nhiệm của Sở Công Thương

Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Dự án mô hình thí đim Doanh nghiệp-HKinh doanh-Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp sau khi được UBND tỉnh phê duyệt dự án theo tiến độ thực hiện.

Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và địa phương để hỗ trợ các chủ thể trên cơ sở xây dựng kênh phân phối đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo nội dung công việc và các hạng mục hỗ trợ đã được phê duyệt, giám sát các chủ thể trong mô hình thực hiện đúng trách nhiệm, cam kết.

Chủ động nghiên cứu các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực thương mại và lưu thông hàng hóa nông sản, khuyến khích hỗ trợ các chủ thể trong mô hình liên kết “Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân”. Trong đó bao gồm cả các chính sách khuyến khích phát triển tiêu thụ nông sản thông qua hp đng, khuyến khích HTX tiêu thụ nông sản cho nông dân, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và xuất khẩu các loại nông sản hàng hóa.

Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm, tác động của mô hình trong việc thúc đẩy sản xuất tiêu thụ nông sản đảm bảo nâng cao hiệu quả đi với các chủ thể trong mô hình. Tổ chức nghiên cứu đưa ra các bài học kinh nghiệm giúp cho việc nhân rộng mô hình và đánh giá hiệu quả mô hình đối với các sản phẩm nông sản khác, áp dụng tại địa phương khác trong tỉnh. Xây dựng báo cáo định kỳ quá trình triển khai thực hiện và tổng kết dự án báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương, kiến nghị nhân rộng mô hình.

8.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Có trách nhiệm phối hợp với các ngành và địa phương để hỗ trợ các chủ thcủa mô hình các vn đliên quan đến kỹ thuật nông nghiệp, các cơ chế quy định liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh và của Trung ương

Tổ chức quy hoạch và công bố quy hoạch phát triển chăn nuôi, định hướng cho nông dân chăn nuôi các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương.

Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất chăn nuôi. Phối hợp và chỉ đạo các địa phương trong việc hỗ trợ cho nông dân các vấn đề liên quan đến giống, VTNN, khắc phục thiên tai, dịch bệnh đối với loại vật nuôi thuộc mô hình...

8.3. Sở Kế hoạch và đầu tư

Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

8.4. Sở Tài chính.

Chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ các chủ thể tham gia mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

8.5. Liên minh HTX tỉnh.

Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, tuyên truyền, khuyến cáo hội viên, nông dân tham gia tích cực các nội dung của dự án. Phối hợp triển khai việc nhân rộng mô hình và đánh giá hiệu quả mô hình đối với các sản phẩm nông sản khác, áp dụng tại địa phương trong tnh.

8.6. Hội nông dân

Tích cực tuyên truyền cho các thành viên và cán bộ Hội về mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ trương, định hướng của nhà nước, của tỉnh trong việc khuyến khích thực hiện việc tiêu thụ nông sản thông qua HĐ và phổ biến về việc nhân rộng mô hình sau khi có báo cáo đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân; nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội.

Lắng nghe, phản hồi kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các chi hội và các hội viên trong quan hệ sản xuất, tiêu thụ; Chủ trì đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp, chính sách kịp thời.

8.7. Ngân hàng Chính sách Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Hỗ trợ và tạo điều kiện cho HTX, nông dân được vay vốn ưu đãi theo các quy định hiện hành của Nhà nước để đầu tư VTNN đầu vào. Đồng thời chủ động đề xuất chính sách liên quan đến tín dụng ưu đãi hỗ trợ HTX được vay vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện thực hiện việc chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp được vay vốn ưu đãi theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch: Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân; Ngân hàng Chính sách Chi nhánh Thừa Thiên Huế; các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
02/02/2018
02/02/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
331/QĐ-UBND
331/QĐ-UBND

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 53/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Bất động sản

Ban hành: 03/10/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 52/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Doanh nghiệp

Ban hành: 27/09/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 50/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Ban hành: 14/09/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 49/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí, Giáo dục

Ban hành: 07/09/2018 Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký