Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Quyết định 30/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Giao thông - Vận tải, Xây dựng - Đô thị

Tóm lược

Quyết định 30/2018/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định 09/2014/QĐ-UBND quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 04/09/2018
Cơ quan ban hành/ người ký: UBND TP Hồ Chí Minh / Phó Chủ tịch - Trần Vĩnh Tuyến
Số hiệu: 30/2018/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Ngày ban hành: 04/09/2018
Ngày hiệu lực: 15/09/2018
Địa phương ban hành: Hồ Chí Minh
Lĩnh vực: Giao thông,
Xây dựng,

Nội dung văn bản

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2018/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2014/QĐ-UBND NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2566/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 5 năm 2018, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 10580/STP-VB ngày 20 tháng 10 năm 2017 và Công văn số 3124/STP-VB ngày 05 tháng 4 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố, nội dung cụ thể như sau:

1. Sửa đổi Điểm a, Khoản 1 Điều 1 như sau:

“a) Các công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 12 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2016 (bao gồm các công trình ngầm, công trình tạm thời có liên quan đến hoạt động thăm dò, khảo sát địa chất thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng các công trình thiết yếu)”.

2. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 10 Điều 2 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 1, Điều 2 như sau:

“1. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: được xác định theo quy định tại Chương II, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ và Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2016”.

b) Sửa đổi Khoản 10, Điều 2 như sau:

“10. Công trình thiết yếu: là các công trình được xác định theo Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 50/2011/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ và Khoản 5, Điều 1 của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2016”.

3. Sửa đổi Khoản 6 Điều 4 như sau:

“6. Đối với các trường hợp cụ thể khác, các công trình được đầu tư xây dựng theo pháp luật về đầu tư, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Sở Giao thông vận tải sẽ quyết định trên cơ sở xem xét ý kiến bằng văn bản của nhà đầu tư dự án PPP về an toàn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu công trình, thu phí và các vấn đề khác có liên quan.”

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 1, Điều 5 như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.

- Bản chính hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình, thể hiện đầy đủ tọa độ (theo hệ VN 2000), cao độ (theo mốc cao độ Hòn Dấu). Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ vị trí các công trình hiện hữu nằm trong khu vực xây dựng công trình và khu vực ảnh hưởng bởi việc xây dựng công trình có xác nhận của đơn vị quản lý công trình ngầm hiện hữu, trong đó thành phần hồ sơ đính kèm theo các tập tin định dạng *.dwg và *.pdf hoặc tương tự nhằm phục vụ cập nhật dữ liệu (các tập tin không bắt buộc phải có trong thành phần hồ sơ).

- Trường hợp hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp công trình xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa đường bộ phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến mặt đất, từ công trình đến mép ngoài dải phân cách giữa.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.”

b) Sửa đổi Khoản 2, Điều 5 như sau:

“2. Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

c) Sửa đổi Khoản 3, Điều 5 như sau:

“3. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá thời hạn, phải làm thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.

b) Thời gian giải quyết đối với thủ tục gia hạn: trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

c) Thời gian gia hạn: chỉ gia hạn một (01) lần với thời gian không quá 12 tháng.”

d) Sửa đổi Khoản 4, Điều 5 như sau:

“4. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục theo qui định như sau:

a) Cách thức thực hiện: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.

b) Trình tự thực hiện như sau:

- Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục quy định tại Điều 4 của Quy định này;

- Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, cấp giấy hẹn trả kết quả; cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ: nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận.

- Đối với trường hợp nộp gián tiếp (qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác): Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện; nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận.

Trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.”

5. Sửa đổi Khoản 5, Điều 6 như sau:

“5. Đối với các trường hợp cụ thể khác, các công trình được đầu tư xây dựng theo pháp luật về đầu tư, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Sở Giao thông vận tải sẽ xem xét quyết định trên cơ sở xem xét ý kiến bằng văn bản của nhà đầu tư dự án PPP liên quan về an toàn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu công trình, thu phí và các vấn đề khác có liên quan.”

6. Sửa đổi điểm a Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 7 Điều 7 như sau:

a) Sửa đổi Điểm a, Khoản 3 Điều 7 như sau:

“3. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quy định này.

- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)

- 02 bản thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được phê duyệt theo quy định (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Bản vẽ thiết kế bao gồm các thành phần như sau: bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình, thể hiện đầy đủ tọa độ, cao độ theo hệ tọa độ chuẩn Quốc gia. Các bản vẽ phải thể hiện đầy đủ vị trí các công trình hiện hữu nằm trong khu vực xây dựng công trình và khu vực ảnh hưởng bởi việc xây dựng công trình, trong đó thành phần hồ sơ đính kèm theo các tập tin định dạng *.dwg và *.pdf hoặc tương tự nhằm phục vụ cập nhật dữ liệu (các tập tin không bắt buộc phải có trong thành phần hồ sơ).

Đối với các công trình có quy mô nhỏ như: gắn đồng hồ nước riêng lẻ của tổ chức, cá nhân, hồ sơ đấu nối thoát nước vào hệ thống chung của tổ chức, cá nhân, giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện trên cơ sở rút gọn trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục hành chính theo quy định này.”

b) Sửa đổi Khoản 4, Điều 7 như sau:

“4. Thời hạn giải quyết: trong 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

c) Sửa đổi Khoản 7, Điều 7 như sau:

“7. Trình tự thực hiện như sau:

- Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục quy định tại Điều 4 của Quy định này;

- Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, cấp giấy hẹn trả kết quả; cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ: nếu đủ điều kiện, cấp phép thi công.

- Đối với trường hợp nộp gián tiếp (qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác): Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện; nếu đủ điều kiện, cấp phép thi công.

Trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.”

7. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:

“Điều 7a. Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu áp dụng đối với công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông vượt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng phải đảm bảo quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang theo quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, cách thức và trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1a kèm theo Quy định này.

- 02 bản thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được phê duyệt theo quy định (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Bản vẽ thiết kế bao gồm các thành phần như sau: bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình, thể hiện đầy đủ tọa độ, cao độ theo hệ tọa độ chuẩn Quốc gia. Các bản vẽ phải thể hiện đầy đủ vị trí các công trình hiện hữu nằm trong khu vực xây dựng công trình và khu vực ảnh hưởng bởi việc xây dựng công trình, trong đó thành phần hồ sơ đính kèm theo các tập tin định dạng *.dwg và *.pdf hoặc tương tự nhằm phục vụ cập nhật dữ liệu (các tập tin không bắt buộc phải có trong thành phần hồ sơ).

- Trường hợp hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp công trình xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa đường bộ phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến mặt đất, từ công trình đến mép ngoài dải phân cách giữa.

b) Số lượng hồ hơ: 01 bộ.

c) Thời hạn giải quyết: trong 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

d) Văn bản chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng phải thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quy định này.

đ) Cách thức thực hiện: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.

e) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục quy định tại Điều 4 của Quy định này;

- Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, cấp giấy hẹn trả kết quả; cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ: nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận và cấp phép thi công.

- Đối với trường hợp nộp gián tiếp (qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác): Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện; nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận và cấp phép thi công.

Trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.”

8. Sửa đổi Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 2, Điều 9 như sau:

“2. Hạn chế đào đường để thi công các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vào các ngày lễ trong năm theo quy định của Nhà nước.

Hạn chế đào đường để thi công các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày mùng 08 tháng Giêng năm sau (theo Âm lịch). Chủ đầu tư có trách nhiệm thu dọn, tái lập và hoàn trả lại mặt bằng theo đúng quy định trước ngày 18 tháng Chạp (theo Âm lịch).

Chỉ xem xét cấp phép mới cho các công trình có rào chắn chiếm dụng mặt đường từ tháng 12 (Dương lịch) cho đến hết Tết Nguyên đán (Mùng 8 tháng Giêng) đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ODA; công trình xử lý khắc phục sự cố cầu, đường bộ; công trình phục vụ lễ, hội, hoạt động chính trị theo Kế hoạch do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.”

b) Sửa đổi Khoản 4, Điều 9 như sau:

“4. Khi thi công lắp đặt công trình ngầm băng qua các tuyến Quốc lộ, khu vực trung tâm thành phố, tuyến đường có mật độ giao thông cao, khu vực công cộng, đường phố chính thi công bằng biện pháp khoan ngầm, trường hợp không thể khoan ngầm mới sử dụng biện pháp đào cắt mặt đường.

Giao Sở Giao thông vận tải xây dựng và ban hành hướng dẫn về các biện pháp khoan kích ngầm, khoan kéo ống.”

c) Sửa đổi Khoản 6, Điều 9 như sau:

“6. Trong quá trình thực hiện dự án sử dụng mọi nguồn vốn, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện hành.

a) Nếu tại công trình có tổ chức, cá nhân vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó chưa chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công tạm thời không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép có tên chủ đầu tư (hoặc đơn vị cung ứng dịch vụ), nhà thầu thi công, tư vấn giám sát có liên quan đến công trình đã bị xử lý vi phạm hành chính đó cho đến khi tổ chức, cá nhân chấp hành đúng theo quyết định xử lý vi phạm hành chính đó.

b) Giao Sở Giao thông vận tải công bố rộng rãi kết quả đánh giá các đơn vị có liên quan thường xuyên vi phạm hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của Sở.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thanh tra Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật, báo cáo kết quả tổng kết vào ngày 25 hàng tháng về Sở Giao thông vận tải danh sách các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, tổ chức, cá nhân vi phạm và kết quả xử lý để Sở tổng hợp. Đây là một trong những tiêu chí để Sở Giao thông vận tải xem xét đánh giá thi đua hàng năm đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện.”

9. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 1, Điều 12 như sau:

“1. Các cơ quan quản lý đường bộ là đầu mối tiếp nhận các kế hoạch và yêu cầu thi công của các tổ chức (kể cả đường do quận, huyện trên địa bàn quản lý) và báo cáo về Sở Giao thông vận tải vào trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.”

b) Sửa đổi Khoản 2, Điều 12 như sau:

“2. Trước tháng 10 hàng năm, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thi công công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác phải đăng ký danh mục các dự án có nhu cầu (trừ các tuyến đường chuyên dùng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp) cho các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đường bộ, đường phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường xã, thị trấn (trong danh mục nêu rõ về vị trí đào, yêu cầu kỹ thuật đối với phui đào, kế hoạch thực hiện). Trên cơ sở đăng ký, các cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ, đường phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổng hợp và đề xuất kế hoạch phối hợp cụ thể giữa các tổ chức, cá nhân để Sở Giao thông vận tải tổng hợp và thông báo cho các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện đồng bộ.”

10. Sửa đổi Khoản 4, Khoản 7 Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 4, Điều 15 như sau:

“4. Các đơn vị thi công phải dự trù đủ khối lượng vật tư sử dụng theo tiến độ thi công, thi công đến đâu thì tập kết vật tư đến đó; trường hợp vật tư không dùng hết thì ngay trong đêm phải vận chuyển đi nơi khác, không để rơi vãi trên mặt đường. Trong thời gian ngừng thi công, không được tập kết vật tư, thiết bị, xe máy thi công tại công trường để đảm bảo thông thoáng đường phố và mỹ quan đô thị. Nghiêm cấm việc tập kết vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng tại những khu vực chưa thi công.

- Thời gian tập kết vật tư phục vụ thi công thực hiện theo đúng giấy phép được cấp”.

b) Sửa đổi Khoản 7, Điều 15 như sau:

“7. Tất cả khối lượng vật liệu phục vụ thi công không được tập kết trực tiếp trên vỉa hè, dưới lòng đường, phải đựng trong bao và chuyển ngay lên phương tiện vận tải để vận chuyển ra khỏi công trường. Thời gian được phép tập kết là thời gian được phép thi công theo giấy phép thi công nhưng không được tập kết trong khoảng thời gian từ 05 giờ 00 đến 22 giờ 00.

Riêng trên địa bàn Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, vật liệu rời phục vụ thi công phải chứa đựng trong bao; vật liệu ướt phục vụ thi công phải được chứa đựng trong bao, thùng chứa,... không để nước tràn ra lòng đường, vỉa hè.

Phương tiện vận tải để tập kết vật tư, vật liệu xây dựng và vận chuyển đất đào ra khỏi công trường bắt buộc phải được rửa sạch, phủ kín bạt thùng xe trước khi lưu thông vào, ra khỏi công trường. Trường hợp để vật tư trôi làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, ngoài việc bị xử phạt theo quy định, đơn vị thi công phải tổ chức nạo vét trả lại nguyên trạng ban đầu và thông báo trước cho đơn vị quản lý hệ thống thoát nước theo phân cấp để kiểm tra, theo dõi; nếu không tự thực hiện được thì phải thuê đơn vị quản lý hệ thống thoát nước theo phân cấp nạo vét. Vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh công trường sau khi kết thúc thi công trong ngày.”

11. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 1, Điều 16 như sau:

“1. Các cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thanh tra xây dựng có trách nhiệm cung cấp số điện thoại nóng của đơn vị và lãnh đạo phụ trách cho Sở Giao thông vận tải để thông báo rộng rãi cho các đơn vị liên quan và phối hợp xử lý các sự cố xảy ra trên đường bộ đang khai thác. Sự cố công trình hạ tầng kỹ thuật phải được cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân loại và xử lý theo quy định về quản lý và bảo trì chất lượng công trình xây dựng hiện hành của các cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Các cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm rà soát, thống kê các dạng xử lý sự cố của ngành, cung cấp Quy trình xử lý các sự cố đối với từng ngành cho Sở Giao thông vận tải để công bố rộng rãi. Trường hợp các cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật không cung cấp, trong quá trình triển khai phải thực hiện theo Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Quy định này.”

b) Sửa đổi Khoản 2, Điều 16 như sau:

“2. Xử lý sự cố đối với các công trình thiết yếu: Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về sự cố công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu phải có trách nhiệm khắc phục ngay sự cố và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không khắc phục kịp thời gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu phải chịu toàn bộ trách nhiệm và kinh phí khắc phục sự cố.”

Điều 2. Hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2018. Bãi bỏ Khoản 6, Điều 7, Khoản 1, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Khoản 3, Khoản 4, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Các nội dung khác không được đề cập trong Quyết định này vẫn thực hiện theo các quy định ban hành tại Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Đối với các công trình đã được phê duyệt hoặc đã nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền về chấp thuận xây dựng, cấp phép thi công công trình thiết yếu trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo các nội dung tại Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014.

Điều 3. Giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện về yêu cầu kỹ thuật khi thi công các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để triển khai thực hiện thống nhất.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, thủ trưởng các sở, ban-ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu QH TP HCM;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- UBMTTQ VN TP;
- Các cơ quan báo, đài;
- VPUB: CVP, PVP/ĐT; .
- Phòng TH, ĐT, KT, TTCB;
- Lưu: VT. (ĐT-HS) T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Vĩnh Tuyến

 

PHỤ LỤC 1A

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÙNG THỜI ĐIỂM VỚI CẤP PHÉP THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

(1)
(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÙNG THỜI ĐIỂM VỚI CẤP PHÉP THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công ...(3)...

Kính gửi: ……………………..(4)………………………..

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Căn cứ Quyết định số .../2018/QĐ-UBND ngày .... tháng .... năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

- Căn cứ (...5..).

- (……2....) đề nghị được Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công (...6...) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày ...tháng ... năm ... đến hết ngày ...tháng ... năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (...5...) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (...8...) (bản chính).

+ (...9...)

(...2...) xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận. Đồng thời (...2...) xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(...2...) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (...10...) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………..

Thông tin các đơn vị liên quan:

Thông tin các đơn vị liên quan:

- Công ty tư vấn giám sát: ...(11)...; họ và tên giám sát trưởng ...; số điện thoại liên lạc: ...(12)...

- Công ty thi công: ...(13)...; họ và tên chỉ huy trưởng công trình:...; số điện thoại liên lạc: ...(14).../.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- ………………….;
- ………………….;
- Lưu VT.

(……….2……….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép,; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Quốc lộ 1, Quận 12”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công (Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân các quận, huyện);

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường/quốc lộ, thuộc địa bàn quận/huyện nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (….2...) thấy cần thiết.

(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công.

(11) Tên đơn vị tư vấn giám sát

(12) Số điện thoại bàn của công ty và điện thoại di động của giám sát trưởng.

(13) Tên đơn vị thi công

(14) Số điện thoại bàn của công ty và điện thoại di động của chỉ huy trưởng./.

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
04/09/2018
15/09/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
30/2018/QĐ-UBND
30/2018/QĐ-UBND

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo người ký