Những biện pháp xử phạt khi vi phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy

13/06/2018 10:14 Tài liệu
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
Thời gian vừa qua nhiều chung cư đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng vi phạm về PCCC, thậm chí còn có cả nhiều chung cư cao cấp, khách sạn, trụ sở ngân hàng. Mặc dù đã được cảnh cáo, xử lý nhưng nhiều cá nhân, tổ chức vẫn cố tình vi phạm về PCCC.
 

Vi phạm về PCCC ở các khu chung cư thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Phụ nữ Online
 
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC  bị xử phạt theo điều 3 nghị định 167/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013 
 
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
 
Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)….
 
Ngoài ra, các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định; buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định; buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu....
 
Quy định về mức phạt tiền ở điều 4, nghị định 167/2013/NĐ-CP tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
 
Đối với các công trình chung cư cao tầng vi phạm nghiệm trọng về an toàn PCCC nhưng chủ đầu tư, đơn vị quản lý chây ỳ, cố tình không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, không có trách nhiệm cũng như các biện pháp khắc phục sẽ được đề xuất chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự theo quy định tại Điều 240 Bộ Luật Hình sự.
 
Từ khóa:
vi phạm phòng cháy chữa cháy