Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký

Tóm lược

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Cơ quan ban hành/ người ký: Chính phủ / Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc
Số hiệu: 162/2017/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Ngày ban hành: 30/12/2017
Ngày hiệu lực: 01/01/2018

Nội dung văn bản

CHÍNH PHỦ
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________

Số: 162/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tín ngưng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Luật) về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, n giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các biện pháp thi hành Luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyn tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Công trình tín ngưỡng là công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng.

2. Công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo.

3. Công trình phụ trợ là công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

Chương II

SỬ DỤNG KINH SÁCH, BÀY TỎ NIỀM TIN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO; THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG; THAY ĐỔI TÊN, TRỤ SỞ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC

Điều 4. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).

2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cách thức qun lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ.

Điều 5. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung

1. Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;

b) Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới;

c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký;

d) Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chi đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung

1. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;

b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.

2. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm mới.

Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

3. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ có trách nhiệm xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ. Trường hợp nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chuyển địa điểm sinh hoạt tôn giáo đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm còn có trách nhiệm gửi kèm bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

Văn bản thông báo nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.

Điều 7. Trình tự, thủ tục thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Trước khi thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên tổ chức tôn giáo hoặc tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi thay đổi; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo; bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

2. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 8. Trình tự, thủ tục thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Trước khi thay đổi trụ sở, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.

Hồ sơ đnghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi thay đổi;

b) Bản sao có chứng thực quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đi với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo đến địa bàn tỉnh khác hoặc bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đi trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc đến địa bàn tỉnh khác;

c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc thay đổi địa điểm;

d) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở mới.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động nhiu tỉnh trong thời hạn 30 ngày ktừ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến cơ quan quản lý nhà nước vtín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ.

Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên người đại diện của tổ chức; lý do, thời điểm thay đổi; trụ sở của tổ chức trước và sau khi thay đổi kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.

4. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh khi thay đổi trụ sở có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại điểm a, c và d khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương III

CẤP ĐĂNG KÝ PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI; GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC, CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO; CÔNG TRÌNH TÍN NGƯỠNG, CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO, CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;

b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

d) Bản kê khai và giấy tờ chng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

đ) Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

2. Thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 10. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương

1. Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương có trách nhiệm gi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức đề nghị; tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;

b) Bản kê khai tài sản, tài chính;

c) Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);

d) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

2. Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể có trách nhiệm thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số báo viết hoặc báo điện tử liên tiếp ở trung ương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh, ở địa phương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

3. Thẩm quyền chấp thuận giải thể:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tĩnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Đối với tổ chức tôn giáo tự giải thể, thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này chấp thuận cho tổ chức giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

5. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc và nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này các văn bản sau đây:

a) Bản chính văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Bản chính văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp;

c) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể;

d) Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

6. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

Văn bản thông báo nêu rõ tên, trụ sở, họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị; tên, trụ sở, họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; thời điểm giải thể.

Điều 11. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật

1. Trước 60 ngày dự kiến giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp và tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến bị giải thể.

Văn bản thông báo nêu rõ tên, trụ sở, họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm giải thể; lý do, dự kiến thời điểm giải thể kèm theo kết luận của cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra về tín ngưỡng, tôn giáo về việc tổ chức không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật.

2. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi văn bản giải trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải trình, nếu tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị giải thể thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể tổ chức tôn giáo hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự. Hết thời hạn trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể tổ chức tôn giáo hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này ra quyết định giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; bãi bỏ và thu hồi các văn bản sau đây:

a) Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với trường hợp giải thể tổ chức tôn giáo;

b) Văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;

c) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

5. Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu, tổ chức giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm nộp lại các văn bản và thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 10 của Nghị định này.

Điều 12. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

1. Tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, cơ cấu tổ chức của cơ sở đào tạo tôn giáo; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;

b) Bản kê khai tài sản, tài chính;

c) Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); phương thức giải quyết quyền lợi của học viên và những người có liên quan.

2. Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số báo viết hoặc điện tử liên tiếp ở trung ương đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiu tỉnh, ở địa phương đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thcơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày được chấp thuận việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giải thcơ sở đào tạo tôn giáo và nộp lại cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương bản chính văn bản chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản chính văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể đã nộp, hủy con du theo quy định.

5. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Văn bản thông báo nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, họ và tên người đại diện của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể; thời điểm giải thể.

Điều 13. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật

1. Trước 60 ngày dự kiến giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo và cơ sở đào tạo tôn giáo về việc cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải th.

Văn bản thông báo nêu rõ tên, trụ sở, họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, họ và tên người đại diện của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể; cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương hoặc tổ chức tôn giáo chịu trách nhiệm giải thể; lý do, dự kiến thời điểm giải thể kèm theo kết luận của cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra về tín ngưỡng, tôn giáo về việc cơ sở đào tạo tôn giáo không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật.

2. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật, cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản giải trình đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải trình, nếu cơ sở đào tạo tôn giáo không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị giải thể thì cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.

3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật, cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự. Hết thời hạn trên, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.

4. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; bãi bỏ và thu hồi văn bản chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản chính văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo.

5. Trường hợp tổ chức tôn giáo giải thcơ sở đào tạo tôn giáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu, tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm nộp lại các văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều này và thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Nghị định này.

Điều 14. Trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo

1. Việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo phải được công bố công khai trên ba số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 15 ngày sau khi giải thể.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể chịu trách nhiệm việc công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 15. Chấm dứt hoạt động, quyền khiếu nại của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo khi bị giải thể

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo chấm dứt hoạt động kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc giải th.

2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể theo quy định tại Điều 11 và Điều 13 của Nghị định này không đồng ý với quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo không được thực hiện hoạt động tôn giáo, hoạt động đào tạo tôn giáo.

Điều 16. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ

1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.

2. Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.

Chương IV

CHẤP THUẬN, ĐĂNG KÝ PHONG PHẨM, BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 17. Trình tự, thủ tục chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

1. Tổ chức tôn giáo có tín đồ là công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức sắc, chức việc ở Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan qun lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo đề nghị; tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo nước ngoài; lý do đề nghị; họ và tên của người được đề nghị; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

c) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

2. Tổ chức tôn giáo ở Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo; lý do đề nghị; họ và tên, phẩm vị (nếu có), quốc tịch của người được đề nghị; phẩm vị được đề nghị;

b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đề nghị;

c) Bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam cấp;

d) Bản sao hộ chiếu, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người được đề nghị không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại. Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong thời hạn 60 ngày ktừ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài chưa được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận thì không được sử dụng chức danh đó để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.

Điều 18. Trình tự, thủ tục đăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài

1. Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên, địa bàn phụ trách, phẩm vị, chức vụ của người được đăng ký ở nước ngoài và ở Việt Nam;

b) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được đăng ký;

c) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo ở nước ngoài của người được đăng ký;

d) Văn bản chứng minh phẩm vị, chức vụ, địa bàn hoạt động của người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu c, suy cử ở nước ngoài.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chi đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Công dân Việt Nam đăng ký làm chức sắc, chức việc được hoạt động tôn giáo theo phẩm vị, chức vụ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc đăng ký.

Chương V

HOẠT ĐỘNG QUYÊN GÓP; TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN TÀI TRỢ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 19. Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp để thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp, trong đó nêu rõ mục đích, địa bàn, cách thức, thời gian quyên góp; phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp.

3. Thẩm quyền tiếp nhận thông báo:

a) Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp trong địa bàn một xã;

b) Trước khi tổ chức quyên góp 10 ngày, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

c) Trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.

4. Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội.

5. Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.

6. Cơ quan nhà nước có thm quyền tiếp nhận thông báo có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 20. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức cuộc lễ tôn giáo; xuất bn, nhập khẩu kinh sách, đồ dùng tôn giáo thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng viện trợ không hoàn lại.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các Cơ quan liên quan

1. Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về tôn giáo; các hoạt động tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về lễ hội tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Trong việc thực hiện các quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định này, những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định. Những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cùng cấp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân quyết định trừ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng; quản lý, sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được quy định tại các Điều 13, 14 và Điều 15 của Luật.

Điều 23. Tiếp nhận hồ sơ

1. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định này có trách nhiệm gửi trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có giấy hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn trả lời.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 25. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các
y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân t
i cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận T
quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-Lưu
: VT, NC(2b). PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

  

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)

Mu B1

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung

Mu B2

Thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ

Mẫu B3

Đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi

Mu B4

Thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng

Mu B5

Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung

Mu B6

Đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung

Mu B7

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung

Mu B8

Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo

Mu A1

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo

Mu B9

Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo

Mu A2

Quyết định về việc công nhận tổ chức tôn giáo

Mu B10

Đăng ký sửa đổi hiến chương

Mẫu B11

Đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B12

Đề nghị thay đi trụ scủa tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B13

Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B14

Đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B15

Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu A3

Quyết định về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B16

Đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Mu A4

Quyết định về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Mu A5

Quyết định về việc giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B17

Thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B18

Thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc

Mu B19

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Mu B20

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Mu B21

Thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành

Mu B22

Đăng ký thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích

Mu B23

Thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

Mu B24

Đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

Mu B25

Đăng ký thay đổi quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo

Mu B26

Thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo

Mu B27

Đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo

Mu B28

Đề nghị giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

Mẫu B29

Thông báo về việc đã giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

Mẫu A6

Quyết định về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo

Mu B30

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung

Mu B31

Thông báo tổ chức hội nghị thường niên

Mu B32

Đề nghị tổ chức hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Mu B33

Đề nghị về việc tổ chức đại hội

Mu B34

Đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký

Mu B35

Đề nghị giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký

Mu B36

Đề nghị sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Mu B37

Đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
30/12/2017
01/01/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
162/2017/NĐ-CP
162/2017/NĐ-CP

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Văn bản liên quan theo người ký