Nêu mục đích, hình thức và nội dung của đối thoại tại nơi làm việc

26/06/2018 16:25 Tài liệu
Đối thoại tại nơi làm việc giúp tăng cường chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, giúp người lao động có thông tin về tình hình kinh doanh của người sử dụng lao động và đối thoại tại nơi làm việc cần diễn ra định kỳ 03 tháng một lần. Chi tiết tại Điều 63, Điều 64, Điều 65 Luật lao động năm 2012.
Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2012/QH13 quy định nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở và hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 
 
Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc:
1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.

Hình ảnh minh họa: Đối thoại tại nơi làm việc định kỳ (Nguồn: baoquocte)

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc:
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
3. Điều kiện làm việc.
4. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.
5. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.
6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
 
Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc:
1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Từ khóa:
đề cương luật luật lao động