Người điều khiển phương tiện nếu chở hàng hóa hoặc hành lý thì phải tuân thủ đúng kích thước, chiều cao đảm bảo an toàn như theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Những quy định chi tiết về khổ, tải trọng giới hạn đối với các loại phương tiện khi chở hàng hóa đi trên đường trích trong Khoản 04 Điều 18 Thông tư 7/2010 của Bộ GTVT như sau:
Các xe gắn máy và mô tô không được sắp xếp hàng hóa hoặc hành lý có bề rộng vượt quá với giá đèo hàng mỗi bên là 0,3 mét; vượt quá bề rộng phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế ban đầu của nhà sản xuất phương tiện. Chiều cao để xếp hàng hóa hoặc hành lý là 0,2 mét tính từ mặt đường xe đang chạy.
Điểm a Khoản 4 Điều 30 luật giao thông đường bộ quy định:
“4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a, Mang, vác vật cồng kềnh;”
Thêm vào đó, Khoản 4, Điều 18, Thông tư 07/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT, quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ cho các loại phương tiện chở hàng hóa lưu thông trên đường.
Cụ thể như sau:
“Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.”ds
Hình ảnh minh họa: Xe máy chở hàng cồng kềnh quá mức quy định (Nguồn: pinterest)
Trích dẫn Nghị định 46/2016/NĐ có hiệu lực từ ngày 01/08/2016:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
Như vậy, về việc xe máy chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP tùy vào mức độ nghiêm trọng vi phạm.