Hiện nay, mức phạt nồng độ cồn xe ô tô đang ở mức khá nặng và không phải ai cũng nắng rõ các mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông.
Về việc xử phạt các mức phạt nồng độ cồn ô tô, cùng thao dõi nội dung chi tiết bên dưới:
Theo thông tư 26/2014/TTLT-BYT-BCA, 4 trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng là:
- Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông; người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
- Người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất có cồn;
- Người điều khiển phương tiện giao thông bị tai nạn giao thông sau khi được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu xem có nồng độ cồn không.
- Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ phải chịu tấc cả các chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.
Hình ảnh minh họa: Lỗi vi phạm nồng độ cồn xe ô tô (Nguồn: Internet)
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô được cho là nặng hơn, mức phạt được dẫn chiếu theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Tùy theo lượng cồn trong máu hoặc khí thở mà mức xử phạt cũng sẽ khác nhau. Mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện mô-tô xe máy và đối với người điều khiển phương tiện xe ô-tô cũng sẽ là khác nhau.
- Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng được áp đối với tài xế ô tô có nồng độ cồn không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Cùng với đó là bị tước bằng lái xe ô tô từ 01 đến 03 tháng.
- Mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng được áp đối với tài xế lái xe ô tô trên có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Giấy phép lái xe sẽ bị giam từ 03 tháng đến 05 tháng trong trường hợp này.
- Mức phạt tiền nặng nhất từ 16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng được áp đối với tài xế ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Bằng lái xe ô tô sẽ bị “giam” từ 04 đến 06 tháng.
Lưu ý: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ phạt 16.000.000 – 18.000.000 vnđ
Trích dẫn Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định về hình phạt đối với người tham gia giao thông:
Mục 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘĐiều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm một trong các quy định giao thông đường bộ nêu trên, có nồng độ cồn cao vượt quá mức cho phép, thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Tin liên quan được xem nhiều nhất: