Theo quy định Điều 5 Thông tư 01/2016/BCA thì CSGT có quyền:
(1) được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ;
(2) xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật;
(3) được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.
Khi CSGT thấy xe tải có dấu hiệu vi phạm luật giao thông đường bộ thì có quyền yêu cầu tài xế dừng phương tiện. Đây là hành vi nhằm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của CSGT.
Hình ảnh minh hoạ: Chống đối người thi hành công vụ giao thông (Nguồn: Lao Động Thủ Đô)
Trích dẫn Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Tóm lại, người tham gia giao thông cần tuân thủ đúng các luật lệ và chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người người kiểm soát/ điều khiển giao thông. Nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm một trong các quy định giao thông đường bộ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.