Chế độ bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như thế nào
Chế độ thai sản 2018 có sự thay đổi như thế nào?
Những quy định riêng đối với lao động nữ nghỉ thai sản như thế nào?
Thời gian nghỉ việc khi sảy thai
Khoản 1 Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, khi sảy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền. Trong đó, thời gian nghỉ việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần) tối đa như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Hình ảnh minh họa: Lao động nữ bị sảy thai có được hưởng bảo hiểm thai sản không?
Mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Trong thời gian nghỉ việc do sảy thai theo quy định nêu trên, lao động nữ không hưởng lương do người sử dụng lao động trả mà được hưởng trợ cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc do sảy thai. Nếu lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Như vậy, công thức tính mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai như sau:
Mức hưởng = ( mức trợ cấp theo tháng : 30 ngày) x số ngày nghỉ việc
Ví dụ: Bạn đã mang bầu được 3 tháng nên khi sảy thai sẽ được nghỉ 20 ngày và được chi trả tiền trong 20 ngày này theo công thức sau: Tiền trợ cấp = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 30 ngày x 20 ngày.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Theo Điều 101, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, lao động nữ phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động. Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết trong 10 ngày, từ ngày nhận đủ hồ sơ.