Khai sinh cho con ngoài giá thú khi đang có chồng thế nào?

16/10/2020 10:55 Tin pháp luật
Việc khai sinh cho con ngoài giá thú trong thời kỳ hôn nhân có phức tạp không? Thủ tục thế nào là băn khoăn của không ít người hiện nay.

Khai sinh cho con ngoài giá thú khi đang có chồng thế nào? (Ảnh minh họa)

 

1. Thế nào là con ngoài giá thú

 

Khái niệm con ngoài giá thú không được quy định trong văn bản pháp luật. Hiểu theo nghĩa thông thường, con ngoài giá thú là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Từ đó, có thể hiểu có 02 tình huống sinh con ngoài giá thú, gồm:

 

- Nam, nữ (đều còn độc thân) có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không kết hôn với nhau. Khi đó, con sinh ra là con ngoài giá thú.

 

- Nam, nữ (một trong hai bên, hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác, nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con. Khi đó, con sinh ra cũng được coi là con ngoài giá thú.

 

Vậy thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú khi đang có chồng thế nào?

 

2. Khai sinh cho con ngoài giá thú khi đang có chồng thế nào?

 

Theo những phân tích đã nêu ở trên, khi người phụ nữ có con với người khác không phải là chồng nhưng đứa trẻ lại được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ được xác định là con chung của vợ chồng (dù trên thực tế là con của người khác).

 

Lúc này, tên người cha trẻ trên giấy khai sinh được xác định là tên của chồng chứ không phải cha ruột của đứa trẻ trừ trường hợp người chồng hợp pháp không nhận bé là con của mình thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp xác định cha cho con tại Tòa án.

 

Để trên giấy khai sinh ghi đúng tên người cha ruột của trẻ, người chồng cũ làm thủ tục không nhận con. Trường hợp này phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định, thông thường bằng kết quả xét nghiệm ADN.

 

- Sau đó, có thể khai sinh cho con theo họ mẹ, phần tên cha để trống.

 

- Nếu muốn điền tên người cha ruột của trẻ trên giấy khai sinh thì người cha đẻ phải làm thủ tục nhận cha cho con.

 

Theo Luật Hộ tịch năm 2014, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch (thông thường là kết quả xét nghiệm ADN).

 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu thấy việc nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

 

Xem thêm:

 

Chưa kết hôn, có phải xét nghiệm ADN khi làm khai sinh không?

 

Tailieuluat