Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Kế hoạch 148/KH-UBND lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Tóm lược

Kế hoạch 148/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 22-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới ban hành ngày 16/07/2018
Cơ quan ban hành/ người ký: UBND TP Hà Nội / Phó Chủ tịch - Ngô Văn Quý
Số hiệu: 148/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Ngày ban hành: 16/07/2018
Ngày hiệu lực: 16/07/2018
Địa phương ban hành: Hà Nội
Lĩnh vực: Văn hóa - Xã hội,

Nội dung văn bản

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22-CT/TU NGÀY 10/5/2018 CỦA THÀNH ỦY VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỤ NỮ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới và Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới; Căn cứ vào tình hình thực tế của Thủ đô Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới và Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác phụ nữ và bình đng giới trên địa bàn Thành phố; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo giảm khoảng cách giới thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; nâng cao vị thế, tạo mọi điều kiện đthực hiện hiệu quả vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu tại Kế hoạch số 100/KH- UBND ngày 22/8/2011 về hành động triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và các chỉ tiêu tại Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 06/9/2016 về thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bình đng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phổ biến, tuyên truyền về Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII); Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (Khóa X) và Chương trình hành động số 21-CT/TU ngày 15/10/2007 của Thành ủy về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là triển khai thực hiện sâu rộng, nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) và Chỉ thị số 22- CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới; Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới và Chương trình hành động Quốc gia về bình đng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

2. Nâng cao năng lực tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, khởi nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ. Chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi trong đào tạo nghề cho phụ nữ trong các hộ nghèo, lao động nữ khu vực nông thôn; khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và có cơ chế hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế chính sách giải quyết việc làm cho lao động nữ, tạo điều kiện về nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ làm việc tại Khu công nghiệp và chế xuất...

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái và vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách liên quan tới phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em.

4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới, gia đình và trẻ em, bảo đảm liên thông, tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ phụ nữ bình đng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường xã hội hoá trong việc tổ chức các hoạt động về bình đng giới.

Nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố để thực hiện công tác phụ nữ và bình đẳng giới có hiệu quả thiết thực. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo đảm cho các cấp hội tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát, phản biện xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phụ nữ; về thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới và hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp.

5. Xây dựng người phụ nữ Thủ đô phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh nhằm khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần, khát vọng của đội ngũ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức, nữ cán bộ khoa học, nữ doanh nhân... để có đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước trong tình hình mới.

Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; quan tâm về vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020; Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động Quốc gia về bình đng giới giai đoạn 2016-2020; Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái.

6. Xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đảm bảo cơ cấu và tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 21-CT/TU ngày 15/10/2007 của Thành ủy Hà Nội về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 30/12/2011 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ thành phố Hà Nội; phấn đấu trong những nhiệm kỳ tới, số cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt 25% trở lên; nữ đại biểu tham gia Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, HĐND các cấp từ 35% trở lên; đối với các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.

7. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn hp pháp khác.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán chi hàng năm, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Các nội dung, mức chi thực hiện theo Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

- Tham mưu xây dựng và lồng ghép tổ chức thực hiện kế hoạch với công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn Thành phố hàng năm; tham mưu, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổng hợp bộ số liệu thống kê bình đng giới, các chỉ tiêu về giới. Định kỳ báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục vận động các nguồn hỗ trợ cho các chương trình về công tác phụ nữ và bình đng giới; hướng dẫn lồng ghép chỉ tiêu về bình đng giới vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp theo hướng dẫn của Trung ương.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách, cân đối bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này trong dự toán của các Sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện, thị xã theo phân cấp hiện hành.

4. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện việc rà soát, kiểm tra việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiến pháp; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới. Tiếp tục hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố tránh phân biệt đối xử với phụ nữ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Đánh giá việc trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, đặc biệt là đánh giá việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

5. Sở Ni v

Tiếp tục phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức, viên chức. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn cho đại biểu dân cử, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch (từ cấp phòng trở lên) được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

6. Sở Y tế

Tăng cường các hoạt động tập huấn, truyền thông về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chủ động đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các nội dung giáo dục về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho giáo viên, học sinh; lồng ghép các vấn đề bình đng giới vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo, đài của thành phố Hà Nội, hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách về công tác phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em trên địa bàn Thành phố.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp, phòng, chống bạo lực gia đình; vận động công cuộc xây dựng người phụ nữ Thủ đô phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, đạt chuẩn mực Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch.

10. Công an thành phố Hà Nội

Chủ trì, triển khai các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em gái; chỉ đạo lực lượng chức năng, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt trẻ em gái.

11. Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổng hợp và công bố thông tin các chỉ tiêu thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu về giới, bình đẳng giới theo Bộ số liệu thống kê bình đng giới của Thành phố.

12. Các Sở, ban, ngành của Thành phố

Tham gia triển khai Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao; Chịu trách nhiệm lồng ghép các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của ngành với các chương trình mục tiêu và các chương trình khác theo hướng dành ưu tiên cho trẻ em gái và phụ nữ.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và các đơn vị thành viên: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình,..; vận động các tầng lớp phụ nữ Thủ đô phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, phấn đấu đạt các tiêu chí người phụ nữ Việt Nam “Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”; thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước; làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018- 2025;... Phối hợp tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến phụ nữ.

14. Các báo: Hà Nội Mới, Kinh tế và Đô thị, Thông tấn xã Việt Nam- Phân xã Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài viết tuyên truyền các chủ trương, chính sách về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, gia đình và trẻ em trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

15. UBND các quận, huyện, thị xã

Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và tiếp tục thực hiện tốt các Chương trình, Kế hoạch về công tác phụ nữ, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các Kế hoạch, Chương trình, Dự án liên quan trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại cơ sở; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể Thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 30/11 hàng năm báo cáo kết quả gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Số 75 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- UBQGVSTBPN;
- Bộ LĐTB&XH;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành u
, HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UBMTTQVN thành ph
Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị x
ã;
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, TTXVN-Phân xã Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.H.Giang,
phòng KGVX, NC, KT, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX(Ngọc)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
16/07/2018
16/07/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
148/KH-UBND
148/KH-UBND

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo người ký