Cưỡng chế hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính?

18/06/2018 15:49 Tài liệu
Cưỡng chế hành chính là loại hình cưỡng chế độc lập trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế hành chính được phân loại theo tính chất, mức độ nghiêm khắc hoặc cách thức bảo vệ pháp luật.
1. Cưỡng chế hành chính:
Cưỡng chế hành chính bao gồm toàn bộ các biện pháp hạn chế quyền, bổ sung nghiã vụ mới và thực hiện bắt buộc nghĩa vụ đã không được thực hiện do luật hành chính quy định, được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, nhằm mục đích bảo vệ trật tự pháp luật.
 
Cưỡng chế hành chính là loại hình cưỡng chế độc lập trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nó có những đặc điểm riêng phân biệt nó với các loại hình cưỡng chế nhà nước khác. Đó là:
 
- Cưỡng chế hành chính là loại cưỡng chế nhà nước được áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước.
- Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng chủ yếu bỡi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
- Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính.
- Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng để bảo vệ các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau.
- Mọi biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước được áp dụng đều trong quan hệ mà ở đó, giữa các chủ thể không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức.
 
2. Các biện pháp cưỡng chế hành chính:
- Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của các biện pháp cưỡng chế được áp dụng, các biện pháp cưỡng chế hành chính được chia thành hai loại:
+ Các biện pháp cưỡng chế đặc biệt, bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Đặc điểm của biện pháp này là chúng có mức độ nghiêm khắc cao.
+ Các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường: được quy định chủ yếu trong pháp lệnh xử lý VPHC và các văn bản pháp luật cụ thể hoá pháp lệnh này. Một bộ phận không nhỏ các biện pháp này được quy định trong một số văn bản pháp luật khác.
 
- Theo cách thức bảo vệ pháp luật, các biện pháp cưỡng chế hành chính được phân thành các nhóm:
+ Nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính: mục đích của biện pháp này là đề phòng các vi phạm pháp luật có thể xảy ra, bảo đảm an toàn cho xã hội và vì các lợi ích công cộng, tyrong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, địch hoạ ....
+ Các biện pháp ngăn chặn hành chính: được áp dụng trên cơ sở vi phạm pháp luật, gắn liền với nhân tố vi phạm pháp luật. nhóm các biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo đuổi hai mục đích là chấm dứt sự tiếp diễn vi phạm và bảo đảm truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm có lỗi. Các biện pháp ngăn chặn hành chính có thể được áp dụng trong các giai đoạn khác nhu của thủ tục hành chính xử lý VPHC.
+ Các biện pháp khôi phục hành chính: được áp dụng trên cơ sở vi phãm pháp luật. Mục đích của chúng là khôi phục lại các quan hệ pháp luật, các quyền bị vi phạm trở lại trạng thái ban đầu, buộc thực hiện nghĩa vụ đã không được thực hiện. Trong luật hành chính, các biện pháp khôi phục hành chính nhiều và đa dạng: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bi thay đổi do VPHC, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế ... Nhóm các biện pháp khôi phục hành chính thực chất là chế tài hành chính. Bởi vì nó giải quyết vvề thực chất vi phạm pháp luật và thể hiện là hậu quả kết cục của vi phạm pháp luật.
+ Các biện pháp phạt hành chính: chúng được áp dụng trên cơ sở VPHC đã xảy ra, nhằm mục đích trừng trị người vi phạm
Trong các nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính này chỉ có biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng một cách độc lập. ba biện pháp còn lại nói chung được áp dụng trong các mối quan hệ với nhau.
Từ khóa:
đề cương luật luật hành chính