Chế độ thai sản 2018 có sự thay đổi như thế nào?

14/06/2018 15:22 Tài liệu
Từ ngày 1/7 tới đây, chế độ thai sản của cán bộ, nhân viên nữ sẽ có sự thay đổi.

Theo Nghị quyết 49/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2017, từ  ngày 1/7/2018 sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Như vậy nếu như từ tháng 6/2018 trở về trước lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (2x1,3 triệu đồng = 2,6 triệu đồng) tại tháng sinh con, thì từ tháng 7 tới số tiền này sẽ được tăng lên ở mức 2 x 1,39 triệu đồng = 2,78 triệu đồng)

Vì mức lương cơ sở có sự thay đổi, nên lao động nữ cũng được tăng mức tiền dưỡng sức sau sinh. Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10 ngày.

Chế độ thai sản 2018 thay đổi có lợi hơn cho nữ lao động. Ảnh: Internet

 

Cụ thể, nghỉ tối đa 10 ngày nếu sinh đôi trở lên; 7 ngày nếu sinh mổ, và các trường hợp khác được nghỉ 5 ngày. Thời gian nhỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy từ 1/7 thì tiền dưỡng sức sau sinh ở mức 417 nghìn đồng/ ngày sao với mức hiện nay là 390 nghìn/ngày (dựa trên mức lương cơ sở)

Ngoài sự thay đối trên thì theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh sẽ được hưởng những trợ cấp sau:

- Thời gian nghỉ sinh: 6 tháng.

- Trợ cấp thai sản: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ sinh

Từ khóa:
chế độ thai sản 2018 thay đổi chế độ thai sản