Cán bộ, công chức là gì? Quy chế cán bộ, công chức?

18/06/2018 16:53 Tài liệu
Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách. Cán bộ, công chức có nghĩa vụ, quyền lợi, khen thưởng và xử lý vi phạm riêng.
1. Cán bộ, công chức:
Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách.
Các nguyên tắc hoạt động của Cán bộ, công chức:
- Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác được giao.
- Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức còn phải tuân theo các quy định có liên quan về chống tham nhũng thực hành tiết kiệm.
- Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 
2. Quy chế cán bộ, công chức:
a. Nghĩa vụ của CBCC:
Cán bộ, công chức có một số nghĩa vụ cơ bản sau:
- Trung thành với nhà nước CHXHCNVN; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
- Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghi6m chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tố nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Và các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.
b. CBCC có các quyền lợi sau:
- Được nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Luật lao động.
- Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng CBCC.
- Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định của bộ luật lao động.
- Được hưởng chhế độ hưu trí, thôi việc theo quy định.
- CBCC là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định của bộ luật lao động.
- Được hưởng các quyền lợi do pháp luật quy định.
c. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
CBCC có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau:
1) Giấy khen;
2) bằng khen;
3) danh hiệu vinh dự nhà nước;
4) huy chương;
5) Huân chương.
Việc khen thưởng CBCC được thực hiện theo quy định của pháp luật. CBCC lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nnâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn.
CBCC vi phạm các quy định của pháp luật nếu chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau; 1) khiển trách; 2) cảnh cáo; 3) hạ bậc lương; 4) hạ ngạch; 5) cách chức; 6) buộc thôi việc. Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quản lý CBCC.
Ngoài ra quy chế về CBCC còn có những quy định về; Những việc CBCC không được làm; Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng CBCC và quản lý CBCC.
Từ khóa:
đề cương luật luật hành chính