Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Thông tư 65/2013/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 26/11/2013

Tóm lược

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTG ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan ban hành/ người ký: Bộ Công an / Bộ trưởng - Đại tướng Trần Đại Quang
Số hiệu: 65/2013/TT-BCA
Loại văn bản: Thông tư
Ngày ban hành: 26/11/2013
Ngày hiệu lực: 15/01/2014
Số công báo: 905 + 906
Ngày đăng công báo: 16/12/2013
Ngành: Công an

Nội dung văn bản

BỘ CÔNG AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 65/2013/TT-BCA

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTG

ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn,

cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

 

 

 

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát qun lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một s điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm: Tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ; cơ chế phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ và phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

2. Công an các đơn vị, địa phương;

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác.

2. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.

3. Cứu hộ khẩn cấp là hoạt động cứu hộ trong các sự cố, tai nạn hoặc rủi ro khác đòi hỏi phải được tiến hành ngay lập tức, không cần qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận.

4. Thảm họa là sự cố, tai nạn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn.

Điều 4. Biểu mẫu và danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy

1. Ban hành kèm theo Thông tư này biểu mẫu sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ và danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

2. Danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 5. Cơ chế thông tin cứu nạn, cứu hộ

Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn, cứu hộ; đồng thi, báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại 114. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tiếp nhận và x lý các thông tin sự cố, tai nạn và các yêu cầu về cứu nạn, cứu hộ.

Điều 6. Hồ sơ theo dõi và báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về hồ sơ theo dõi, báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

1. Hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ gồm các tài liệu sau:

a) Quy định, nội quy, quy trình cứu nạn, cứu hộ;

b) Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác cứu nạn, cứu hộ;

c) Phương án cứu nạn, cứu hộ đã được phê duyệt;

d) Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ; các quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về cứu nạn, cứu hộ (nếu có);

đ) Sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ và phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

e) Báo cáo về các sự cố, tai nạn (đã xảy ra); hồ sơ vụ cứu nạn, cứu hộ (nếu có);

g) Các báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ hoặc các báo cáo sơ kết, tổng kết theo các chuyên đề do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ yêu cầu phải được bổ sung hồ sơ theo dõi 06 tháng, hàng năm.

2. Báo cáo về cứu nạn, cứu hộ gồm:

a) Báo cáo về vụ cứu nạn, cứu hộ;

b) Báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ 06 tháng, một năm;

c) Báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề.

Điều 7. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ và khi ban hành phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

a) Nội quy về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố, tai nạn gồm các quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn; việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;

b) Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, hầm trú ẩn khi cần thiết;

c) Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải được niêm yết ở những nơi dễ thấy để biết và chấp hành.

2. Biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: biển báo khu vực hoặc vị trí nguy hiểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn và biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ. Biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ là biển chỉ hướng thoát nạn ra nơi an toàn; biển chỉ dẫn khu vực tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ dành cho lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ.

3. Quy định về biển báo, biển chỉ dẫn cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an ban hành. Các biển báo, biển chỉ dẫn cứu nạn, cứu hộ do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.

Điều 8. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Hàng năm, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;

b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức và địa phương;

c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;

d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.

Điều 9. Công tác tham mưu cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở trung ương nghiên cứu đề xuất xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện.

2. Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu đề xuất xây dựng quy hoạch, kế hoạch của địa phương về công tác cứu nạn, cứu hộ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Điều 10. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mu số 01 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:

a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.

3. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huống điển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương.

Điều 11. Lực lượng thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ

1. Trực chỉ huy cấp Sở, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm vững quân số, số lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ hiện có của đơn vị; quy trình cứu nạn cứu hộ một vụ sự cố, tai nạn; các phương pháp, biện pháp khi triển khai cứu nạn, cứu hộ đối với những tình huống cứu nạn, cứu hộ cơ bản; phương án huy động lực lượng phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ; quy chế phối hợp giữa các lực lượng khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng khi tham gia cứu nạn, cứu hộ; chế độ thông tin báo cáo khi xảy ra vụ việc cần cứu nạn, cứu hộ (báo cáo với lãnh đạo cấp trên ở địa phương và Cục nghiệp vụ).

2. Trực chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm vững các nội dung nêu ở Khoản 1 Điều này; nội dung Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; quy trình tổ chức thực hiện vụ cứu nạn, cứu hộ; biết rõ tính năng, tác dụng của các loại phương tiện cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị an toàn cho cán bộ, chiến sĩ của đơn vị và việc triển khai các đội hình chiến đấu; tình hình đường giao thông và danh sách các cơ sở có phương tiện cứu nạn, cứu hộ và các phương tiện có thể huy động phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong địa bàn phạm vi bảo vệ.

3. Trực ban cứu nạn, cứu hộ phải có mặt thường trực tại phòng trực ban chiến đấu, biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin liên lạc của đơn vị, nắm vững quy trình nhận và xử lý thông tin báo sự cố, tai nạn và vụ việc liên quan khác; tra cứu danh bạ điện thoại, liên lạc nhanh nhất với các đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp; lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

4. Tiểu đội trưởng và chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ bố trí trực theo xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ phải nắm được nhiệm vụ của mình và của tiểu đội trong ca trực; nắm vững tính năng, tác dụng và sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ của tiểu đội; biết phối hợp, hỗ trợ tốt với các vị trí được phân công trong cùng đội hình chiến đấu và với các tiểu đội khác. Lái xe, lái tàu, lái xuồng cứu nạn, cứu hộ phải sử dụng thành thạo xe, tàu, xuồng do mình phụ trách. Chỉ huy, chiến sĩ, lái xe trực theo phương tiện chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ cũng phải nắm vững nhiệm vụ của mình theo yêu cầu nêu trên và sử dụng thành thạo phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ được giao.

Điều 12. Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ

1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới (trừ máy bay cứu nạn, cứu hộ) và phương tiện cứu nạn, cứu hộ thông dụng, thiết bị, dụng cụ kèm theo khi đưa vào thường trực cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ và xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải được kiểm định, có giấy phép lưu hành còn hiệu lực và phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ.

b) Động cơ của phương tiện phải nổ được ngay sau khi đề khởi động không quá 03 lần; động cơ phải chạy đều ở các tốc độ khác nhau, máy chạy không có tiếng kêu bất thường. Đồng hồ báo áp lực dầu, nhiệt độ nước, tốc độ vòng quay, áp lực hơi hoạt động bình thường. Các ống dẫn xăng, dầu, nước không bị hả, rò rỉ, dầu bôi trơn đúng mức quy định, máy không nóng quá 90°C; xăng, dầu (nhiên liệu) luôn đảm bảo 80% dung tích thùng chứa trở lên.

2. Đối với xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ các tính năng tác dụng theo thiết kế chế tạo và bố trí các trang thiết bị để phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo hoạt động và đủ số lượng trang bị theo quy định.

3. Đối với các phương tiện cứu nạn, cứu hộ và thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác như đệm, thang dây và ống cứu người, công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ thô sơ, máy nạp khí cho mặt nạ phòng độc, bàn, lều chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo chất lượng sử dụng tốt và bố trí phù hợp theo phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới để kịp thời mang đi cứu nạn, cứu hộ.

Điều 13. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hàng năm, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất một lần.

Điều 14. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy khác

1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:

a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ gii chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;

c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:

a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;

b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ.

3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:

a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố cháy, nổ;

b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tm;

c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình;

d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;

e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.

4. Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:

a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng trong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp.

5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần. Danh sách sẽ được b sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

Điều 15. Tuyên truyền hoạt động cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức nắm tình hình, nghiên cứu thực tế tình hình sự cố, tai nạn và những vấn đề có liên quan để hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền về cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân.

Điều 16. Thành lập đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp

Khi có yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị mình báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định về quy mô, số lượng Đội trước khi quyết định thành lập Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ.

Điều 17. Chế độ, chính sách cho người tham gia cứu nạn, cứu hộ

Người trực tiếp cứu nạn, cứu hộ; người tham gia cứu nạn, cứu hộ mà b chết, bị thương, bị tổn hại sức khoẻ, bị thiệt hại về tài sản thì được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

 

 *Phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung quý độc giả tải tài liệu về hoặc xem trực tiếp bấm nút bên dưới.

 

 

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
26/11/2013
15/01/2014
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
65/2013/TT-BCA
65/2013/TT-BCA

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Văn bản liên quan theo người ký