Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Thông tư 144/2017/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 29/12/2017

Tóm lược

Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản !ý, sử dụng tài sản công
Cơ quan ban hành/ người ký: Bộ Tài chính / Thứ trưởng - Huỳnh Quang Hải
Số hiệu: 144/2017/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Ngày ban hành: 29/12/2017
Ngày hiệu lực: 15/02/2018
Lĩnh vực: Quản lý tài sản công,

Nội dung văn bản

 

BỘ TÀI CHÍNH

____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Số: 144/2017/TT-BTC

_______________

 

 

Hà Nội, ngày 29 tháng 12  năm 2017

 

 

 

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày  26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

________________

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

 

  Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP), bao gồm:

  1. Bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá.

2. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

3. Thành lập Hội đồng để xác định giá trị tài sản công.

4. Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Biểu mẫu công khai tài sản công, báo cáo kê khai tài sản công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước.

2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.

6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 3. Quy định chung về bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá

1. Việc bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, khoản 2, khoản 3 Điều này và Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

2. Người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá có trách nhiệm nộp khoản tiền đặt trước khi đăng ký mua tài sản. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công quyết định cụ thể số tiền đặt trước nhưng tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá bán tài sản niêm yết.

 Khoản tiền đặt trước được coi là tiền đặt cọc để mua tài sản trong trường hợp người đăng ký được quyền mua tài sản. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm trả lại tiền đặt trước cho người đăng ký nhưng không mua được tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người mua tài sản, trừ các trường hợp người đăng ký không được nhận lại tiền đặt trước bao gồm:

a) Người đăng ký t chối mua tài sản sau khi được xác định là người được quyền mua tài sản;

b) Người đăng ký được quyền mua tài sản nhưng không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định;

c) Người đăng ký được quyền mua tài sản đã ký hợp đồng mua bán tài sản nhưng không thanh toán tiền mua tài sản hoặc đã thanh toán tiền mua tài sản nhưng không nhận tài sản;

d) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản.

3. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm niêm yết công khai quy định về những người không được tham gia mua tài sản công quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Trường hợp người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản thì không được quyền mua tài sản.

Điều 4. Bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá thông qua Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công

1. Nội dung niêm yết giá và thông tin về tài sản trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công:

a) Tên, địa chỉ, điện thoại của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản;

b) Tên tài sản, chủng loại, số lượng, chất lượng của tài sản kèm theo ít nhất 02 hình ảnh của tài sản; giá bán tài sản;

c) Số tiền đặt trước và hình thức nộp tiền đặt trước;

d) Địa điểm, thời hạn xem tài sản;

đ) Quy định về người không được tham gia mua tài sản;

e) Thời hạn đăng ký và nộp tiền đặt trước;

g) Thời gian lựa chọn người được quyền mua tài sản;

h) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản yêu cầu niêm yết, thông báo công khai.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm đăng nhập thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản này vào Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để thực hiện đăng tải. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công chịu trách nhiệm về tính đầy đ, chính xác của thông tin về tài sản đã đăng nhập vào Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công. Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công xác định các thông tin quy định tại điểm e, điểm g khoản này khi nội dung niêm yết giá và thông tin về tài sản được đăng tải trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.

2. Người có nhu cầu mua tài sản đăng ký mua tài sản trực tiếp trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công trong thời hạn niêm yết; việc đăng ký mua tài sản được hoàn tất sau khi người có nhu cầu mua tài sản nộp tiền đặt trước theo quy định. Việc nộp tiền đặt trước được thực hiện thông qua ví điện tử hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật và thông tin đã niêm yết trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm hoàn lại tiền đặt trước cho người đăng ký nhưng không mua được tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. Đối với số tiền đặt trước của người đăng ký mua thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 3 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người được quyền mua tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công nộp vào tài khoản tạm giữ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

3. Việc lựa chọn người được quyền mua tài sản do Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công thực hiện ngẫu nhiên theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

4. Hợp đồng mua bán tài sản được tạo bởi Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công theo Mẫu số 01-HĐMB/TSC ban hành kèm theo Thông tư này; cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công và người được quyền mua tài sản khai thác trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để thực hiện ký Hợp đồng mua bán tài sản. Trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công và người được quyền mua tài sản đã có chữ ký số thì được ký hợp đồng điện tử.

5. Việc tổ chức bán niêm yết giá lại được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Người được quyền mua tài sản từ chối mua tài sản;

b) Người được quyền mua tài sản không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định;

c) Người được quyền mua tài sản thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/CĐ-CP;

d) Hết thời hạn niêm yết nhưng không có người đăng ký mua tài sản.

Việc tổ chức bán niêm yết giá lại được thực hiện theo quy định như bán lần đầu. Giá bán tài sản để tổ chức bán niêm yết giá lại được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

6. Cơ quan được giao quản lý, vận hành Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn của Hệ thống, bảo đảm việc lựa chọn người được quyền mua tài sản công bằng, khách quan và được thu một khoản chi phí từ tiền bán tài sản để quản lý, vận hành Hệ thống. Bộ Tài chính thành lập Hội đồng giám sát việc quản lý, vận hành Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công với sự tham gia của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Điều 5. Bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá không thông qua Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công

1. Nội dung niêm yết giá và thông tin về tài sản:

a) Tên, địa chỉ, điện thoại của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản;

b) Mã số cuộc bán niêm yết;

c) Tên tài sản, chủng loại, số lượng, chất lượng của tài sản; giá bán tài sản;

d) Số tiền đặt trước và hình thức nộp tiền đặt trước;

đ) Địa điểm, thời hạn xem tài sản;

e) Quy định về người không được tham gia mua tài sản;

g) Thời hạn đăng ký và nộp tiền đặt trước;

h) Thời gian lựa chọn người được quyền mua tài sản;

i) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản yêu cầu niêm yết, thông báo công khai.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm đăng tải đầy đ, chính xác thông tin quy định tại khoản này trên Trang thông tin điện tử về tài sản công cùng với việc niêm yết tại trụ sở cơ quan.

2. Người đăng ký mua tài sản có trách nhiệm nộp tiền đặt trước cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công phát Phiếu đăng ký mua tài sản cho người đăng ký mua đã nộp tiền đặt trước; mỗi tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản được phát 02 Phiếu đăng ký mua tài sản. Người đăng ký mua tài sản điền đầy đủ thông tin và gửi lại một Phiếu đăng ký cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công; một Phiếu đăng ký do người đăng ký mua tài sản giữ để tham gia bốc thăm. Các Phiếu đăng ký mua tài sản phải được điền đầy đủ các thông tin có liên quan và có nội dung giống nhau. Phiếu đăng ký mua tài sản do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công phát hành theo Mẫu số 02-PĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm hoàn lại tiền đặt trước cho người đăng ký nhưng không mua được tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. Đối với số tiền đặt trước của người đăng ký mua thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 3 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người được quyền mua tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công nộp vào tài khoản tạm giữ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

3. Tổ chức bốc thăm để lựa chọn người được quyền mua tài sản:

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn niêm yết giá, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm tổ chức bốc thăm để lựa chọn người được quyền mua tài sản; người đăng ký mua tài sản niêm yết được mời tham gia việc bốc thăm;

b) Phiếu bốc thăm được sử dụng là Phiếu đăng ký mua tài sản đã được điền đầy đủ thông tin của người đăng ký mua và được đựng trong một phong bì dán kín do người đăng ký mua bỏ vào một hòm kín có niêm phong của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công tại thời điểm tổ chức bốc thăm;

c) Tại cuộc bốc thăm, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công cử ra 01 đại diện của cơ quan để kiểm đếm số phiếu bảo đảm phù hợp với số lượng người đăng ký và tham gia việc bốc thăm, lựa chọn ngẫu nhiên 01 phiếu trong hòm phiếu; người đăng ký có tên trong phiếu được bốc thăm (có thông tin trùng với thông tin lưu tại cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản) là người được quyền mua tài sản;

d) Biên bản xác định người được quyền mua tài sản được thực hiện theo Mẫu số 03-BBBT/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công và người được quyền mua tài sản thực hiện ký Hợp đồng mua bán tài sản theo Mẫu số 01-HĐMB/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trường hợp người được quyền mua tài sản từ chối mua tài sản ngay tại cuộc bốc thăm thì xử lý như sau:

a) Trường hợp chỉ còn lại một người đăng ký và người đó đồng ý mua thì người còn lại duy nhất là người được quyền mua tài sản;

b) Trường hợp còn từ hai người đăng ký trở lên thì tổ chức bốc thăm lại. Việc bốc thăm lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Việc tổ chức bán niêm yết giá lại được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Người được quyền mua tài sản từ chối mua tài sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này);

b) Người được quyền mua tài sản không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định;

c) Người được quyền mua tài sản thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/CĐ-CP;

d) Hết thời hạn niêm yết nhưng không có người đăng ký mua tài sản.

Việc tổ chức bán niêm yết giá lại được thực hiện theo quy định như bán lần đầu. Giá bán tài sản để tổ chức bán niêm yết giá lại được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Điều 6. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và khoản 1, khoản 2 Điều 43 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Tài sản được xác định đáp ứng yêu cầu đúng mục đích được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị là những tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị như sau:

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế:

a) Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động phòng bệnh, khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực y tế và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách đến giao dịch, công tác; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh, cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực y tế; giặt là, khử khuẩn, vệ sinh; dịch vụ lưu trú cho người nhà bệnh nhân.

2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề:

a) Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh giáo trình, tài liệu tham khảo, sách, báo, ấn phẩm và các thiết bị đồ dùng học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh, sinh viên; nhà lưu trú cho học viên.

3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:

a) Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động tập luyện, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, du lịch, điện ảnh và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác, khách tham quan, tham dự các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ về văn hóa, thể thao và du lịch theo chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và báo chí:

a) Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động sản xuất, xuất bản, phát hành các ấn phẩm thông tin, báo chí, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: quảng cáo; cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác.

5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:

a) Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản xuất thử nghiệm và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh, cung cấp các sản phẩm khoa học và công nghệ là kết quả, sản phẩm nghiên cứu của đơn vị, các sản phẩm khoa học và công nghệ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu của đơn vị.

6. Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác:

a) Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị là các hoạt động theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công nhân viên của đơn vị, khách đến giao dịch công tác.

Điều 7. Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi là Quy chế).

2. Căn cứ xây dựng Quy chế:

a) Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;

b) Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Thực trạng và yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Nội dung chủ yếu của Quy chế:

a) Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác, kiểm kê, đánh giá lại, chuyển đổi công năng sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý tài sản khác; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản; báo cáo tài sản công.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, ngoài các nội dung quy định tại điểm này, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

b) Trách nhiệm bàn giao tài sản công khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;

c) Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;

d) Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Quy chế phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trước khi ban hành; sau khi ban hành phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 8. Hội đồng để xác định giá trị tài sản công

1. Thành phần Hội đồng để xác định giá khởi điểm đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP:

a) Lãnh đạo Sở Tài chính – Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc (nếu có);

c) Đại diện cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản;

d) Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

2. Thành phần Hội đồng để xác định giá khởi điểm đối với tài sản thuộc phạm vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP:

a) Lãnh đạo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản hoặc người được ủy quyền – Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có); trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên thì mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp;

c) Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản;

d) Các thành viên khác do người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

3. Thành phần Hội đồng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cũng được áp dụng để:

a) Xác định giá bán chỉ định, giá bán niêm yết đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;

b) Xác định giá bán thanh lý tài sản và vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Xác định giá trị tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội khi thực hiện liên doanh, liên kết trong trường hợp không thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định.

4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này:

a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Phiên họp để xác định giá trị tài sản chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng trở lên tham dự; trường hợp Hội đồng chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp để xác định giá trị tài sản. Trước khi tiến hành phiên họp, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt; có ý kiến về các vấn đề liên quan đến giá trị tài sản (nếu có);

b) Hội đồng kết luận về giá trị tài sản theo ý kiến đa số đã được biểu quyết và thông qua của thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. Thành viên của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với kết luận về giá trị của tài sản do Hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào Biên bản xác định giá trị tài sản;

c) Hội đồng phải lập Biên bản về việc xác định giá trị tài sản, phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tài sản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xác định giá trị tài sản.

Nội dung chính của Biên bản xác định giá trị tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp xác định giá trị tài sản; thời gian, địa điểm tiến hành việc xác định giá trị tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp xác định giá trị tài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc xác định giá trị tài sản; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.

5. Hội đồng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi Hội đồng chấm dứt hoạt động sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng chủ trì xử lý.

Điều 9. Mẫu báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công

Mẫu báo cáo kê khai tài sản công theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị:

a) Những tài sản được đầu tư xây dựng  mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị: Thực hiện kê khai theo Mẫu số 04a-ĐK/TSC, Mẫu số 04b-ĐK/TSC, Mẫu số 04c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu số 06a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu số 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu số 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu số 06d-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo Mẫu số 07-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện tương ứng với từng loại tài sản giao cho doanh nghiệp quản lý: tài sản kết cấu hạ tầng; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; đất đai; tài nguyên.

3. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước:

a) Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng phục vụ hoạt động của dự án: Thực hiện kê khai theo Mẫu số 05a-ĐK/TSDA, Mẫu số 05b-ĐK/TSDA, Mẫu số 05c-ĐK/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu số 06a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu số 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu số 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu số 06d-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo Mẫu số 07-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và các văn bản hướng dẫn.

5. Đối với tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, việc báo cáo kê khai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng, khai thác từng loại tài sản kết cấu hạ tầng và các văn bản hướng dẫn.

Điều 10. Báo cáo kê khai định kỳ tài sản công

1. Mẫu báo cáo kê khai định kỳ tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Báo cáo tổng hợp chung hiện trạng sử dụng tài sản công theo Mẫu số 08a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị.

b) Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản công theo Mẫu số 08b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị.

2. Các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này được in từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

3. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kê khai định kỳ tài sản công về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Điều 11. Biểu mẫu công khai tài sản công

1. Công khai tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng:

a) Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09a-CK/TSC;

b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp thực hiện theo Mẫu số 09b-CK/TSC;

c) Công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác thực hiện theo Mẫu số 09c-CK/TSC;

d) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09d-CK/TSC;

đ) Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09đ-CK/TSC.

2. Công khai tài sản công của Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10a-CK/TSC;

b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10b-CK/TSC;

c) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10c-CK/TSC;

d) Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10d-CK/TSC.

3. Công khai tài sản công của cả nước:

a) Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11a-CK/TSC;

b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11b-CK/TSC;

c) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11c-CK/TSC;

d) Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11d-CK/TSC.

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
29/12/2017
15/02/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
144/2017/TT-BTC
144/2017/TT-BTC

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo người ký