Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Quyết định do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành số 792/QĐ-BBCVT

Tóm lược

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam
Cơ quan ban hành/ người ký: Bộ Bưu chính Viễn thông / Bộ trưởng - Đỗ Trung Tá
Số hiệu: 792/QĐ-BBCVT
Loại văn bản: Quyết định
Ngày ban hành: 01/08/2007
Ngày hiệu lực: 01/08/2007
Ngày hết hiệu lực: 02/06/2008
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin,
Bộ máy hành chính,

Nội dung văn bản

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 792/QĐ-BBCVT

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VÀ NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM

-------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 901/QĐ-TTg ngày 19/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam là đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, thực hiện chức năng nghiên cứu, xây dựng, và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình, giải pháp phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung; thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp CNTT; nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và quy trình quản lý, đảm bảo chất lượng về sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số; xây dựng, quản lý các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm thử về sản phẩm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số; điều tra, khảo sát, đánh giá và cung cấp các thông tin tư liệu về các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung; cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh.

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: National Institute of Sofware and Digital Content Industry of Vietnam, viết tắt là: NISCI.

Điều 2. Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình, giải pháp phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung.

2. Thực hiện đào tạo về các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung; nghiên cứu, xây dựng, chuẩn hóa hệ thống văn bằng, chứng chỉ và các chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngành công nghiệp; đàm phán, ký kết các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau về các văn bằng, chứng chỉ và tổ chức sát hạch, công nhận tương đương các văn bằng, chứng chỉ về các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp công nghệ thông tin do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cấp.

3. Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ về phần mềm và nội dung thông tin số; tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước, các nhiệm vụ khoa học thuộc các chương trình, đề án, dự án và các nhiệm vụ đột xuất; xây dựng và quản lý các phòng Lab, các trung tâm thí nghiệm, đo thử, đánh giá, kiểm định về phần mềm, sản phẩm đa phương tiện và nội dung thông tin số; hỗ trợ nghiên cứu, phát triển các sáng tạo, các ý tưởng mới, các công nghệ, sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung.

4. Nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ chuyển giao, thẩm định đánh giá về quy trình sản xuất, quy trình đảm bảo chất lượng, các chuẩn trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung; đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế công nhận lẫn nhau về các chuẩn, quy trình trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung.

5. Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng, nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển và cung cấp các thông tin, tư liệu chuyên ngành; xây dựng các cơ sở dữ liệu, kho thông tin về thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số; xây dựng các thư viện chuyên ngành, các tài liệu chuyên môn, sách trắng, hướng dẫn về pháp luật, đầu tư, kinh doanh, sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung;

6. Phát hành các ấn phẩm, tạp chí khoa học, trang thông tin điện tử trong lĩnh vực phần mềm và nội dung thông tin số;

7. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các triễn lãm trong nước và quốc tế về phần mềm và nội dung thông tin số.

8. Triển khai các biện pháp, giải pháp, đề án, dự án thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở; thu thập, nghiên cứu, đánh giá, thẩm định và xây dựng cơ sở dữ liệu về phần mềm mã nguồn mở, biên soạn, phát triển các tài liệu mô tả sản phẩm, hướng dẫn cài đặt, sử dụng các tài liệu liên quan khác.

9. Xây dựng và quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp, tài trợ của các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế.

10. Thực hiện chức năng cơ quan đại diện quyền sở hữu tài sản trí tuệ từ các dự án công nghệ thông tin đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước; xây dựng và phát triển thị trường sở hữu trí tuệ về công nghệ thông tin; nhận chuyển giao, cung cấp và kinh doanh các tài sản trí tuệ;

11. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số, bao gồm các dịch vụ tư vấn về sản phẩm, công nghệ và đào tạo; dịch vụ tư vấn về xây dựng, thẩm định, quản lý và đánh giá hiệu quả dự án công nghệ thông tin; nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ liên quan khác.

12. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung theo sự phân công của Bộ trưởng.

13. Nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ phát triển một số sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số trọng điểm theo định hướng của Chính phủ.

14. Thực hiện chức năng tổ chức xúc tiến thương mại trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin; tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho ngành, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh; thực hiện chức năng vườn ươm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung;

15. Tổ chức các cuộc thi và trao các giải thưởng về phần mềm và nội dung thông tin số.

16. Được chủ động phát triển các hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện; tạo thêm các nguồn kinh phí khác để mở rộng phạm vi, qui mô hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo các qui định của pháp luật.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Điều 3. Tổ chức, biên chế của Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam gồm có:

1. Lãnh đạo.

Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Hội đồng khoa học và bộ máy giúp việc.

Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 1 và Điều 2 của Quyết định này.

Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về phần việc được phân công.

Hội đồng khoa học Viện gồm một số nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành, do Viện trưởng quyết định thành lập, có nhiệm vụ làm tư vấn cho Viện trưởng về các vấn đề khoa học liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện.

2. Tổ chức bộ máy, biên chế.

Bộ máy của Viện gồm có các đơn vị sau:

- Văn phòng.

- Phòng Nghiên cứu phát triển và sở hữu trí tuệ

- Phòng Thông tin tư liệu và Hợp tác quốc tế.

- Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn lực

- Trung tâm thí nghiệm, đo thử, kiểm định phần mềm và nội dung thông tin số

- Trung tâm hỗ trợ phát triển phần mềm nguồn mở

- Trung tâm tư vấn, phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ CNTT

- Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh

- Phân viện Thành phố Đà Nẵng

Biên chế của Viện do Viện trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.

Viện được Bộ Bưu chính Viễn thông cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trong từng thời kỳ Viện có thể tổ chức các nhóm nghiên cứu theo chuyên đề với sự phối hợp lực lượng của các đơn vị thuộc Viện và các cộng tác viên của Viện theo quyết định của Viện trưởng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các Phòng, Phân Viện do Viện trưởng quy định. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Trung tâm do Bộ trưởng quy định.

Điều 4. Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và Phân viện thành phố Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Viện, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Các Trung tâm trực thuộc Viện có con dấu và tài khoản riêng theo qui định của pháp luật.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 6,
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c),
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ,
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng,
- UBND, Ngân hàng, Kho bạc, Công an TP Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng,
- Các Doanh nghiệp BCVT&CNTT,
- Các Sở Bưu chính Viễn thông,
- Lưu VT, TCCB

BỘ TRƯỞNG




Đỗ Trung Tá

 

 *Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
01/08/2007
01/08/2007
02/06/2008
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản hết hiệu lực
Văn bản nguồn:
792/QĐ-BBCVT
792/QĐ-BBCVT
792/QĐ-BBCVT

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

T

Thông tư Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành số 02/2007/TT-BBCVT

Ban hành: 02/08/2007 Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ
Q

Quyết định 22/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông

Ban hành: 02/08/2007 Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ
Q

Quyết định do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành số 792/QĐ-BBCVT

Ban hành: 01/08/2007 Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ
C

Chỉ thị 08/2007/CT-BBCVT Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành

Ban hành: 01/08/2007 Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký