ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 493/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được thay thế, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.
2. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2018 tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A |
Thủ tục hành chính được thay thế |
|
|
1 |
Nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. |
Lâm nghiệp |
Chi cục Kiểm lâm |
2 |
Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. |
Lâm nghiệp |
Chi cục Kiểm lâm |
3 |
Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi một tỉnh). |
Lâm nghiệp |
Chi cục Kiểm lâm |
B |
Thủ tục hành chính bị bãi bỏ (đã công bố tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 15/02/2017) |
|
|
1 |
Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. |
Lâm nghiệp |
Chi cục Kiểm lâm |
2 |
Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. |
Lâm nghiệp |
Chi cục Kiểm lâm |
3 |
Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi một tỉnh). |
Lâm nghiệp |
Chi cục Kiểm lâm |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ
1. Tên thủ tục hành chính: Nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong vòng 5 ngày, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định hồ sơ khảo sát hiện trạng; tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định Phê duyệt.
- Bước 4: Trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT trình, UBND tình xem xét, quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án biết để thực hiện.
- Bước 5: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh tiếp nhận, quản lý số tiền trồng rừng thay thế, giải ngân theo phê duyệt của UBND tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, số 01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của chủ dự án đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Bản chính)
- Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng. (Bản chính)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 12 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT.
c) Cơ quan phối hợp: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của chủ đầu tư.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, thay thế.
2. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế, tổ chức khoa học có liên quan. Số thành viên hội đồng ít nhất 5 người, trong đó 1 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng (trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 10 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định Phương án với đầy đủ thành phần. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn).
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT trình Chủ tịch UBND xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và PTNT phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do.
- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và PTNT trình, UBND cấp tỉnh phải phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, số 01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT); (bản chính)
- Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT (bản chính)
3.2. Số lượng: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 33 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Phương án trồng rừng thay thế
+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, thay thế.
PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ DỰ ÁN CÓ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
(Khái quát về tên chủ đầu tư, quyết định thành lập, địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng giao dịch, lĩnh vực hoạt động,……)
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
...................................
...................................
III. THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH RỪNG DỰ KIẾN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
1. Tên dự án:
...................................
...................................
2. Thông tin về diện tích rừng dự kiến chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (thống kê theo lô rừng)
TT |
Lô |
Vị trí |
Diện tích (ha) |
Phân theo nguồn gốc |
Phân theo mục đích sử dụng |
Trữ lượng |
|||||||
Khoảnh |
Tiểu khu |
Đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) |
Rừng tự nhiên (trạng thái) |
Rừng trồng |
Rừng ĐD |
Rừng PH |
Rừng SX |
Trữ lượng gỗ (m3) |
Tre,nứa,.. (cây) |
||||
Loài chủ yếu |
Tuổi |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
1 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Mục đích sử dụng đối với diện tích rừng sau khi chuyển MĐSD
...................................
...................................
...................................
...................................
IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
1. Diện tích đất trồng rừng thay thế:
- Vị trí trồng: thuộc lô.... khoảnh..., tiểu khu.... xã….. huyện....tỉnh...
- Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): ............................
2. Kế hoạch trồng rừng thay thế
- Loài cây trồng ...............................................................................................
- Mật độ ..........................................................................................................
- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ......................................................
- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng: .......................................................................
- Thời gian và tiến độ trồng (chi tiết cho từng năm)............................................
- Xây dựng đường băng cản lửa (km) ..............................................................
- Mức đầu tư bình quân/ha theo đơn giá do UBND tỉnh ban hành (triệu đồng):.....
- Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế.
V. KIẾN NGHỊ
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Nơi nhận: |
CHỦ ĐẦU TƯ |
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…. |
… …, ngày … … tháng … … năm … … |
Kính gửi:…………..
Tên tổ chức: ...................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................
Căn cứ Thông tư /2017/TT-BNNPTNT ngày / /2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đề nghị…….. phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:
1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:
2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:
a) Theo mục đích sử dụng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất): …………….
b) Theo nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng): ……………..
3. Diện tích đất để trồng rừng thay thế:
4. Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh..., tiểu khu....xã....huyện....tỉnh...
5. Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): ...........................
6. Phương án trồng rừng thay thế
a) Loài cây trồng .............................................................................................
b) Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):. ...................................................
c) Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): .......................................................
d) Thời gian trồng: ...........................................................................................
đ) Kế hoạch trồng rừng ...................................................................................
e) Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế: ..........................................................
………… (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận: |
Người đại diện của tổ chức |
3. Tên thủ tục hành chính: Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi một tỉnh).
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tỉnh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong vòng 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ.
- Bước 3: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin miễn, giảm hợp lệ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tham mưu trình thành lập Đoàn kiểm tra kiểm tra xác minh.
- Bước 4: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh. Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành biên bản kiểm tra gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên bản kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành báo cáo gửi UBND tỉnh quyết định miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Bước 6: Trung tâm Hành chính công tỉnh trả quyết định cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, số 01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm. (bản chính)
- Bản sao chụp Quyết định của tòa án trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; Bản sao chụp Giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mất tích đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là cá nhân.
- Bản kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức (bản chính).
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết: tổng thời gian giải quyết là 28,5 ngày làm việc (Sở NNPTNT 24,5 ngày; UBND tỉnh 04 ngày)
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Theo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Thời gian có hiệu lực: trong thời gian được ghi trong quyết định được phê duyệt.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi hành chính của 01 tỉnh
- Bị thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Điều 16, 17, 18 Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, thay thế.