Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Quyết định 393/QĐ-UBND lĩnh vực Thể thao - Y tế

Tóm lược

Quyết định 393/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2018 ban hành ngày 26/02/2018
Cơ quan ban hành/ người ký: UBND Tỉnh Quảng Trị / Phó Chủ tịch - Hà Sỹ Đồng
Số hiệu: 393/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Ngày ban hành: 26/02/2018
Ngày hiệu lực: 26/02/2018
Địa phương ban hành: Quảng Trị
Lĩnh vực: Y tế - Sức khỏe,

Nội dung văn bản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 393/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 26 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2018

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 47/TTr-SNN ngày 13/02/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2018 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thc phẩm; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng cht cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

b) Mục tiêu cụ thể:

- Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị ngành hàng từ người sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thquy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

- Đến cuối năm 2018, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm so với năm 2017.

- Tỷ lệ cơ sở sn xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (xếp loại A,B) tăng so với năm 2017.

2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện:

- Phạm vi: Triển khai kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2018.

- Đối tượng: Vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Thời gian: Trong năm 2018.

3. Các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm:

a) Công tác chỉ đạo điều hành

Gắn kết việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:

- Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hướng hữu cơ, áp dụng quy trình, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP...) nhm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện tt các chương trình phối hợp, tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; phát triển mô hình “Mi xã một sản phẩm”; bảo đảm các xã được công nhận nông thôn mới đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

- Chỉ đạo kịp thời các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai tốt nhiệm vụ quản lý cht lượng an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

b) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

- Tổ chức kiểm tra, phân loại, xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản theo quy định. Hướng dẫn cho các huyện tổ chức triển khai Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức qun lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ trung tâm của tỉnh, các cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra phù hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Chuyển mạnh từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất và tập trung vào các công đoạn có nguy cơ cao trong toàn bộ chuỗi ngành hàng như lưu thông, buôn bán vật tư nông nghiệp; sản xuất ban đầu; giết mổ gia súc, gia cầm; sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản nhỏ lẻ nhằm phát hiện, xử lý kịp thời cơ sở vi phạm, các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm;

- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Sở Công Thương, Sở Y tế trong quản lý, kiểm soát ngăn chn, lạm dụng hóa chất công nghiệp, nguyên liệu kháng sinh trong sn xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm; Phối hợp chặt chẽ với Công an phát hiện, điều tra, triệt phá các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cm, thuc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục; các tổ chức, cá nhân đưa tạp chất vào tôm, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm thuốc an thn vào gia súc trước khi giết m;

- Tổ chức kiểm tra liên ngành dịp Tháng hành động vì an toàn thực phm, Tết Trung thu năm 2018 theo kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Tchức giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (rau, củ, quả, thịt, thủy sản) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không bảo đảm an toàn.

c) Chỉ đạo tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn

- Tiếp tục tổ chức triển khai các đề án vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết chui giá trị, gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hướng hữu cơ, áp dụng quy trình, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP…);

- Phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm; htrợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, VietGAHP), thực hành sản xuất tốt GMP, SSOP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sn.

d) Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kthuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phm; tăng cường truyền thông, qung bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, công khai các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.

d) Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực

- Tổ chức đào tạo, nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm đặc biệt là cán bộ quản lý tại các tuyến huyện, xã.

- Đầu tư, bổ sung trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường.

e) Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Theo phụ lục đính kèm).

4. Kinh phí thực hiện: Các địa phương, đơn vị ưu tiên kinh phí đã được giao năm 2018 đtriển khai các nội dung Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp năm 2018.

5. Tổ chức thực hiện:

- Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Phụ lục đính kèm theo Quyết định này. Cuối tháng 11 năm 2018 tổng kết, đánh giá, báo cáo về UBND tỉnh (Qua Chi cục Quản chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT);

- UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo triển khai thực hiện tt Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh ban hành quy đnh phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhlẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; phi hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn.

- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chtrì, theo dõi, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018. Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT theo đúng quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chtịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- CT
, các PC UBND tnh;
- UB MTTQVN tnh;
- Các S
ở: NN&PTNT, Công Thương, Tài chính; Y tế;
- C
ông an tnh;
- UBND các huyện, thị x
ã, thành phố;
- Các Hội: LHPN, N
ông dân tnh;
- Liên minh HTX t
nh;
- Báo Quảng
Trị, Đài PTTH tỉnh;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN
P.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 393/QĐ-UBND ngày 26/02/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Nhiệm vụ

Chủ trì

Phối hợp

Thời hạn hoàn thành

1

Công tác chỉ đạo điều hành

1.1

Tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hướng hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, VietGAPH...) nhằm bảo đảm cht lượng, an toàn thực phm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thành phố, thị xã

 

Trong năm

1.2

Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tquốc, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện tốt các chương trình phối hợp, tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; phát triển mô hìnhMỗi xã một sản phẩm”; bảo đảm các xã được công nhận nông thôn mới đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thành phố, thị xã

 

Trong năm theo kế hoạch

1.3

Trin khai tốt nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Trong năm theo kế hoạch

2

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

2.1

Tổ chức kiểm tra, phân loại, xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản theo quy định. Hướng dẫn cho các huyn/xã tổ chức trin khai Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đu nhlẻ

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Trong năm

2.2

Xây dựngtổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra phù hp với chthị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc chn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Trong năm

2.3

Tổ chức thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông lâm thủy sản, tập trung vào cơ slưu thông buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sn phẩm xử lý ci tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, lò mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm

Thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trong năm theo kế hoạch

2.4

Tổ chức kiểm tra liên ngành nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết trung thu năm 2018 theo kế hoạch của Ban chđạo liên ngành tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trong năm theo kế hoạch

2.5

Tchức giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra. truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sn thực phẩm không bảo đảm an toàn

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Trong năm theo kế hoạch

3

Chỉ đạo tổ chức sn xuất, tiêu thụ nông sn thực phẩm an toàn:

3.1

Xây dựng và tổ chức triển khai các đề án vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết chuỗi giá trị, gn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hướng hữu cơ, áp dụng quy trình, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (như VietGap, VietGAHP...) và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến (như GMP, SSOP...)

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thành phố, thị xã

 

Trong năm

3.2

Xây dựng các mô hình chuỗi cung ứng nông sản thực phm an toàn

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thành phố, thị xã

 

Trong năm theo kế hoạch

3.3

Phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm; htrợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (như VietGap. VietGAHP...), thực hành sản xuất tốt (GMP, SSOP...) trong sản xuất, kinh doanh thực phm nông lâm thủy sản

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thành phố, thị xã

 

Trong năm

4

Công tác thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm

4.1

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng ncác quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Trong năm

4.2

Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, công khai các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật về ATTP

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

5

Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực

5.1

Tổ chức đào tạo mở rộng cho cán bộ qun lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý tại các tuyến huyện, xã

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Trong năm

5.2

Đầu tư, bổ sung trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt trang thiết bị kiểm tra nhanh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Trong năm

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
26/02/2018
26/02/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
393/QĐ-UBND
393/QĐ-UBND

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

K

Kế hoạch 4422/KH-UBND lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế

Ban hành: 09/10/2018 Trạng thái: Chưa xác định
K

Kế hoạch 4339/KH-UBND lĩnh vực Công nghệ thông tin

Ban hành: 03/10/2018 Trạng thái: Chưa xác định
Q

Quyết định 22/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Ban hành: 25/09/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký