Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội

Tóm lược

Về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Cơ quan ban hành/ người ký: HĐND thành phố Hà Nội / Chủ tịch - Nguyễn Thị Bích Ngọc
Số hiệu: 09/2017/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Ngày ban hành: 05/12/2017
Ngày hiệu lực: 01/01/2018
Địa phương ban hành: Hà Nội

Nội dung văn bản

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2017/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG, MỨC CHI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 5

(Từ ngày 04/12/2017 đến ngày 06/12/2017)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

n cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định 163/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 2015;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

n cứ Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 36/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Y tế quy định việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phong, tâm thần của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

Xét Tờ trình số 182/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân Thành phố, cụ thể:

1. Quy định hỗ trợ 100% đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người bị bệnh phong trên địa bàn thành phố Hà Nội đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội từ ngân sách Thành phố.

2. Quy định mức chi từ ngân sách Thành phố để thực hiện khám, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương. (Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo).

3. Quy định nội dung và mức chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.

(Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo).

4. Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội. (Chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện các quy định của Nghị quyết.

Điều 3: Điều khoản thi hành.

1. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.

2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 21/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XIII kỳ họp thứ 22 về việc quy định mức công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố Hà Nội.

Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn, người bị bệnh phong và người dân thuộc chương trình 135 thành phố Hà Nội; Quyết định số 6827/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội hết hiệu lực từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018./.

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội;
- Ban công tác ĐB của
UBTVQH;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính; LĐTBXH, Y tế;
- Thường trực Thành ủy Hà Nội;
- Thường trực HĐND, UBND Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- VP Thành ủy, các Ban Đảng Thành ủy;
- VP Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, VPHĐND TP, VP UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Lưu: VT
.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

 

 

PHỤ LỤC 01

MỨC CHI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN KHÁM, CHỮA BỆNH VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG
(Kèm theo Nghị quyết  số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: đồng

STT

Mã bệnh

Tên mã bệnh

Mức chi phí khám, chữa bệnh theo mã bệnh

 

Tổng số ngày điều trị trung bình

Chi phí xét nghiệm

Chẩn đoán hình ảnh

Thăm dò chức năng

Thuốc điều trị

Phục hồi chức năng

Chi phí khác

Tổng chi phí/ mã bệnh

1

2

3

5

7

8

9

10

13

15

16

1

F00

Mất trí trong bệnh Alzeimer

60

847.000

42.000

470.000

2.067.150

200.000

754.800

4.380.950

2

F01

Mất trí trong bệnh mạch máu

60

847.000

42.000

470.000

1.900.910

200.000

754.800

4.214.710

3

F02

Mất trí trong các bệnh lý khác

60

847.000

42.000

470.000

2.068.920

200.000

754.800

4.382.720

4

F03

Mất trí không biệt định

60

847.000

42.000

470.000

1.590.950

200.000

754,800

3.904.750

5

F04

Hội chứng quên thực tổn

60

847.000

42.000

464.000

2.073.640

200.000

754.800

4.381.440

6

F05

Sảng không do rượu và các chất tác động tâm thần khác

60

847.000

42.000

464.000

2.063.920

200.000

754.800

4.371.720

7

F06

Rối loạn tâm thần khác do tổn thương não

60

847.000

42.000

464.000

2.016.040

200.000

754.800

4.323.840

8

F07

Các rối loạn hành vi và nhân cách do bệnh lý não tổn thương não và các rối loạn chức năng não

60

847.000

42.000

504.000

2.071.120

200.000

754.800

4.418.920

9

F09

Rối loạn tâm thần triệu chứng hoặc thực tổn

60

847.000

42.000

470.000

2.090.560

200.000

754.800

4.404.360

10

F10

Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu

60

847.000

42.000

490.000

1.524.200

200.000

754.800

3.858.000

11

F11

Rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy

60

1.327.000

42.000

524.000

1.587.240

200.000

754.800

4.435.040

12

F12

Rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa

45

1.167.000

42.000

464.000

1.978.440

200.000

566.100

4.417.540

13

F13

Rối loạn tâm thần do sử dụng thuốc an dịu hoặc thuốc ngủ

45

1.007.000

42.000

464.000

2.661.630

200.000

566.100

4.940.730

14

F14

Rối loạn tâm thần do sử dụng cocain

45

1.007.000

42.000

470.000

1.908.665

200.000

566.100

4.193.765

15

F15

Rối loạn tâm thần do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafein

45

1.007.000

 

470.000

1.872.840

200.000

566.100

4.115.940

16

F16

Rối loạn tâm thần do sử dụng chất gây ảo giác

45

1.167.000

 

470.000

1.767.090

200.000

566.100

4.170.190

17

F17

Rối loạn tâm thần do sử dụng thuốc lá

45

887.000

42.000

470.000

2.081.700

200.000

566.100

4.246.800

18

F18

Rối loạn tâm thần do sử dụng các dung môi dễ bay hơi

45

1.007.000

42.000

470.000

1.800.440

200.000

566.100

4.085.540

19

F19

Rối loạn tâm thần do sử dụng nhiều loại ma túy

60

1.232.000

42.000

470.000

1.686.960

200.000

754.800

4.385.760

20

F20.0

Tâm thần phân liệt thể hoang tưởng

60

797.000

42.000

510.000

3.446.580

200.000

754.800

5.750.380

21

F20.1

Tâm thần phân liệt thể thanh xuân

60

797.000

42.000

510.000

3.450.300

200.000

754.800

5.754.100

22

F20.2

Tâm thần phân liệt thể căng trương lực

60

797.000

42.000

510.000

3.445.260

200.000

754.800

5.749.060

23

F20.3

Tâm thần phân liệt thể không biệt định

90

797.000

42.000

510.000

2.962.830

300.000

1.132.200

5.744.030

24

F20.4

Tâm thần phân liệt thể trầm cảm

90

797.000

42.000

670.000

2.751.960

300.000

1.132.200

5.693.160

25

F20.5

Tâm thần phân liệt thể di chứng

90

849.000

42.000

510.000

2.953.380

300.000

1.132.200

5.786.580

26

F20.6

Tâm thần phân liệt thể đơn thuần

90

797.000

42.000

510.000

2.974.980

300.000

1.132.200

5.756.180

27

F20.9

Tâm thần phân liệt không đặc hiệu

60

797.000

42.000

510.000

3.361.620

200.000

754.800

5.665.420

28

F21

Rối loạn dạng phân liệt

60

797.000

42.000

510.000

3.574.740

200.000

754.800

5.878.540

29

F22

Rối loạn hoang tưởng dai dẳng

90

797.000

42.000

470.000

3.396.480

200.000

1.132.200

6.037.680

30

F23

Rối loạn thần cấp

60

957.000

42.000

470.000

3.503.460

200.000

754.800

5.927.260

31

F24

Rối loạn hoang tưởng cảm ứng

60

797.000

42.000

590.000

3.437.120

200.000

754.800

5.820.920

32

F25

Rối loạn phân liệt cảm xúc

90

797.000

42.000

590.000

3.266.700

200.000

1.132.200

6.027.900

33

F28

Các rối loạn loạn thần không thực tổn khác

60

797.000

42.000

590.000

3.461.120

200.000

754.800

5.844.920

34

F29

Bệnh loạn thần không thực tổn không biệt định

60

797.000

42.000

590.000

3.231.440

200.000

754.800

5.615.240

35

F30

Giai đoạn hưng cảm

60

957.000

42.000

590.000

3.430.040

200.000

754.800

5.973.840

36

F31

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

90

797.000

42.000

585.000

3.005.590

200.000

1.132.200

5.761.790

37

F32

Giai đoạn trầm cảm

60

957.000

42.000

430.000

5.091.720

200.000

754.800

7.475.520

38

F33

Trầm cảm tái diễn

90

797.000

42.000

585.000

4.422.870

200.000

1.132.200

7.179.070

39

F34

Các trạng thái loạn khí sắc dai dẳng

60

797.000

42.000

430.000

4.666.680

340.000

754.800

7.030.480

40

F38

Các rối loạn khí sắc khác

60

797.000

42.000

470.000

4.750.320

200.000

754.800

7.014.120

41

F39

Rối loạn khí sắc không biệt định

60

797.000

42.000

470.000

4.824.900

200.000

754.800

7.088.700

42

F40

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ

90

797.000

42.000

310.000

2.795.780

340.000

1.132.200

5.416.980

43

F41

Các rối loạn lo âu khác

90

797.000

42.000

525.000

2.331.135

340.000

1.132.200

5.167.335

44

F42

Rối loạn ám ảnh nghi thức

60

797.000

42.000

450.000

2.872.320

340.000

754.800

5.256.120

45

F43

Phản ứng với Stress

60

797.000

42.000

470.000

2.647.860

340.000

754.800

5.051.660

46

F44

Co giật phân li

60

797.000

42.000

400.000

2.794.080

340.000

754.800

5.127.880

47

F45

Các rối loạn dạng cơ thể

90

797.000

42.000

565.000

2.139.110

340.000

1.132.200

5.015.310

48

F48

Các rối loạn tâm căn khác

60

797.000

42.000

470.000

2.457.300

340.000

754.800

4.861.100

49

F50

Rối loạn ăn uống

60

797.000

42.000

470.000

2.221.800

340.000

754.800

4.625.600

50

F51

Mất ngủ không thực tổn

90

797.000

42.000

505.000

1.850.960

510.000

1.132.200

4.837.160

51

F52

Loạn chức năng tình dục không do các rối loạn hoặc bệnh thực tổn

40

797.000

42.000

470.000

2.084.360

340.000

503.200

4.236.560

52

F53

Các rối loạn tâm thần hành vi kết hợp với thời kỳ sinh đẻ

60

797.000

42.000

470.000

1.894.920

340.000

754.800

4.298.720

53

F55

Lạm dụng các chất không gây nghiện

60

1.007.000

42.000

430.000

1.895.610

340.000

754.800

4.469.410

54

F60

Rối loạn nhân cách đặc hiệu

45

797.000

42.000

470.000

2.219.880

340.000

754.800

4.623.680

55

F61

Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và rối loạn nhân cách khác

40

797.000

42.000

470.000

2.486.300

340.000

503.200

4.638.500

56

F62

Các biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho một tổn thương não hoặc bệnh não

45

797.000

42.000

470.000

2.509.560

340.000

566.100

4.724.660

57

F63

Các rối loạn thói quen và xung đột

60

797.000

42.000

510.000

2.340.540

340.000

754.800

4.784.340

58

F64

Rối loạn về phân định giới tính

45

879.000

42.000

470.000

2.435.580

340.000

566.100

4.732.680

59

F65

Các rối loạn về ưa chuộng giới tính

40

797.000

42.000

470.000

2.414.790

340.000

503.200

4.566.990

60

F66

Các rối loạn hành vi và tâm lý kết hợp với sự phát triển và định hướng giới tính

45

797.000

42.000

470.000

2.517.795

340.000

566.100

4.732.895

61

F68

Các rối loạn về hành vi và nhân cách ở người thành niên

40

797.000

42.000

510.000

2.444.230

340.000

503.200

4.636.430

62

F69

Các rối loạn không phân định về hành vi và nhân cách ở người thành niên

40

797.000

42.000

510.000

2.444.630

340.000

503.200

4.636.830

63

F70

Chậm phát triển tâm thần nhẹ

40

797.000

42.000

190.000

2.632.040

340.000

503.200

4.504.240

64

F73

Chậm phát triển tâm thần trầm trọng

90

797.000

42.000

380.000

1.881.220

340.000

1.132.200

4.572.420

65

F78

Chậm phát triển tâm thần khác

90

797.000

42.000

520.000

1.787.440

340.000

1.132.200

4.618.640

66

F79

Chậm phát triển tâm thần không biệt định

60

797.000

42.000

380.000

2.478.420

340.000

754.800

4.792.220

67

F80

Rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ

120

1.005.000

42.000

445.000

990.660

680.000

1.509.600

4.672.260

68

F81

Rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ năng ở nhà trường

120

1.005.000

42.000

445.000

1.020.540

680.000

1.509.600

4.702.140

69

F82

Rối loạn đặc hiệu về phát triển các chức năng vận động

120

1.005.000

42.000

445.000

1.040.700

680.000

1.509.600

4.722.300

70

F83

Rối loạn đặc hiệu hỗn hợp và đặc hiệu phát triển

120

1.005.000

42.000

445.000

859.620

680.000

1.509.600

4.541.220

71

F84

Rối loạn phát triển lan tỏa

120

1.005.000

42.000

445.000

910.020

680.000

1.509.600

4.591.620

72

F85

Rối loạn khác của phát triển tâm lý

120

1.005.000

42.000

445.000

559.620

680.000

1.509.600

4.241.220

73

F89

Các rối loạn không đặc hiệu của phát triển tâm lý

120

1.005.000

42.000

445.000

910.020

680.000

1.509.600

4.591.620

74

F90

Rối loạn tăng động

120

1.005.000

42.000

570.000

1.593.420

680.000

1.509.600

5.400.020

75

F91

Rối loạn hành vi

120

1.005.000

42.000

570.000

1.623.600

680.000

1.509.600

5.430.200

76

F92

Các rối loạn hành vi hỗn hợp cảm xúc

120

1.173.000

42.000

570.000

1.680.300

680.000

1.509.600

5.654.900

77

F93

Rối loạn cảm xúc với sự khởi phát đặc biệt ở trẻ em

120

1.005.000

42.000

570.000

1.626.180

680.000

1.509.600

5.432.780

78

F94

Rối loạn hoạt động xã hội với sự khởi phát đặc biệt ở trẻ em

120

1.005.000

42.000

570.000

1.817.700

680.000

1.509.600

5.624.300

79

F95

Rối loạn TIC

120

1.005.000

42.000

570.000

1.591.560

680.000

1.509.600

5.398.160

80

F98

Rối loạn cảm xúc hành vi khác khởi phát ở tuổi trẻ em

120

1.005.000

42.000

570.000

1.536.120

680.000

1.509.600

5.342.720

81

F99

Rối loạn tâm thần không biệt định cách khác

60

797.000

42.000

395.000

2.586.520

680.000

754.800

5.255.320

82

G40

Động kinh

90

797.000

42.000

495.000

1.712.250

510.000

1.132.200

4.688.450

 

PHỤ LỤC 02

QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

1. Phạm vi điều chính

Quy định mức chi cho công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng ảnh hưởng đến nhiều đối tượng tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các nội dung chi khác không quy định tại Phụ lục này, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1, Khoản 17 Điều 3, Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngay 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính bao gồm: Cán bộ, công chức làm công tác công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng ảnh hưởng đến nhiều đối tượng thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố.

3. Quy định nội dung và mức chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội

Mức chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng: 600.000 đồng/hồ sơ.

4. Nguồn kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành.

 

PHỤ LỤC 03

QUY ĐỊNH MỨC CHI CÔNG TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

1. Phạm vi điều chỉnh:

- Quy định này quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội.

- Các nội dung khác về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 và các quy định khác có liên quan.

II. Đối tượng áp dụng:

1. Đối với chế độ công tác phí

- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân.

2. Đối với chế độ chi hội nghị:

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề; hội nghị tổng kết năm; hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ hoặc các hội nghị được tổ chức theo quy định trong điều lệ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

- Riêng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc, hội nghị của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện theo quy định riêng của cấp có thẩm quyền.

III. Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thanh phố Hà Nội:

1. Về mức chi công tác phí:

1.1. Thanh toán tiền chi phí đi lại.

a. Thanh toán theo hóa đơn thực tế:

a.1. Người đi công tác được thanh toán tiền chi phí đi lại bao gồm:

- Chi phí chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng đến nơi công tác và theo chiều ngược lại.

- Chi phí đi lại tại địa phương nơi đến công tác: Từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về).

- Cước, phí di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường thủy, đường biển cho bản thân và phương tiện của người đi công tác.

- Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ (nếu có) phục vụ trực tiếp cho chuyến đi công tác mà người đi công tác đã chi trả.

- Cước hành lý của người đi công tác bằng phương tiện máy bay trong trường hợp giá vé không bao gồm cước hành lý mang theo.

Trường hợp cơ quan, đơn vị nơi cử người đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí này.

a.2. Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao; thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện công cộng hoặc các phương tiện khác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

a.3. Quy định về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước:

- Lãnh đạo cấp cao (Bí thư Thành ủy): Thực hiện theo quy định tại Quyết định 36/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.

- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho đối tượng: Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch HĐND Thành phố; Chủ tịch UBND Thành phố.

- Đối với các đối tượng là Phó chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội là Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị-Bí thư Thành ủy: thực hiện theo tiêu chuẩn được thống nhất của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.

- Hạng ghế thường: Dành cho các đối tượng còn lại.

a.4. Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương tiện khác đang thực hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).

a.5. Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn, chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.

Riêng trường hợp vé máy bay không bao gồm cước hành lý thì người đi công tác được thanh toán cước hành lý theo đơn giá cước hành lý của chuyến đi và khối lượng hành lý được thanh toán tối đa bằng khối lượng hành lý được mang theo của loại vé thông thường khác (là vé đã bao gồm cước hành lý mang theo).

b. Thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoản tiền tự túc phương tiện đi công tác:

b.1. Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy định của Thành phố.

b.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

1.2. Phụ cấp lưu trú

a. Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

b. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất (phụ cấp lưu trú hoặc chi bồi dưỡng) để chi trả cho người đi công tác.

1.3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

a. Đối với chức danh lãnh đạo cấp cao là Bí Thư Thành ủy: thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về tiêu chuẩn dành cho lãnh đạo cấp cao.

b. Thanh toán theo hình thức khoán:

b.1. Mức khoán: 1.000.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác dành cho các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp 1,25 trở lên, gồm: Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch HĐND Thành phố; Chủ tịch UBND Thành phố; Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy.

b.2. Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại:

- Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người.

c. Thanh toán theo hóa đơn thực tế:

Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại Khoản b mục này thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:

c.1. Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ: 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng, không phân biệt nơi đến công tác dành cho các đối tượng: Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Chủ tịch UBND Thành phố.

c.2. Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 01 người/phòng dành cho các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3: Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng dành cho các đối tượng còn lại.

c.3. Đi công tác tại các vùng còn lại:

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 1.100.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 01 người/phòng dành cho các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3: Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng dành cho các đối tượng còn lại.

c.4. Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).

c.5. Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn 1 người/phòng, thì người đi công tác được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

d. Trường hợp người đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm (bao gồm cả hình thức thanh toán khoán và thanh toán theo hóa đơn thực tế) bằng 50% mức thanh toán khoán tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của từng đối tượng; không thanh toán khoản tiền khoán thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các phương tiện đi lại khác.

1.4. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng

a. Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

b. Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định tại Quy định này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.

1.5. Đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan

a. Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì.

b. Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền chi phí đi lại cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền chi phí đi lại cho người đi công tác.

Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.

c. Văn bản trưng tập (giấy mời, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác phải ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.

2. Về mức chi hội nghị:

2.1. Nội dung chi tổ chức hội nghị: Thực hiện theo quy định của Thông tư 40/2017/TT-BTC, cụ thể:

(1) Chi thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị, phòng họp trực tiếp phục vụ hội nghị.

(2) Chi tiền văn phòng phẩm phục vụ hội nghị; tài liệu, văn phòng phẩm phát cho đại biểu tham dự hội nghị.

(3) Chi thù lao và các khoản công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên đối với hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị.

(4) Tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghi đến nơi tổ chức cuộc họp trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu.

(5) Chi giải khát giữa giờ.

(6) Chi hỗ trợ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và tiền phương tiện đi lại.

(7) Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp.

2.2. Mức chi tổ chức hội nghị

a. Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và quy định của thành phố Hà Nội.

b. Các khoản chi công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên do cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị chi theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị mình và ghi rõ trong giấy mời giảng viên, báo cáo viên.

c. Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.

d. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:

- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố Hà Nội: 200.000 đồng/ngày/người;

- Cuộc họp tổ chức tại các huyện, thị xã: 150.000 đồng/ngày/người;

- Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): 100.000 đồng/ngày/người.

e. Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:

Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại Khoản d Mục này không đủ chi phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp cao hơn mức khoán bằng tiền tại điểm d Mục này, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu này).

g. Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế theo mức chi tại Quy định này.

h. Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thực hiện theo mức chi tại Quy định này về chế độ công tác phí.

IV. Nguồn kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị được đảm bảo từ các nguồn:

- Nguồn ngân sách nhà nước: chi chế độ công tác phí, chi chế độ hội nghị của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo quy định.

- Nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có)./.

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
05/12/2017
01/01/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
09/2017/NQ-HĐND
09/2017/NQ-HĐND

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND Hà Nội ban hành 2018

Ban hành: 05/07/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực
N

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND Hà Nội 2018

Ban hành: 05/07/2018 Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội

Ban hành: 05/12/2017 Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký