Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Kế hoạch 268/KH-UBND lĩnh vực Tài chính nhà nước

Tóm lược

Kế hoạch 268/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành ngày 30/01/2018
Cơ quan ban hành/ người ký: UBND Tỉnh Hà Nam / Phó Chủ tịch - Trương Minh Hiến
Số hiệu: 268/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Ngày ban hành: 30/01/2018
Ngày hiệu lực: 30/01/2018
Địa phương ban hành: Hà Nam
Lĩnh vực: Tài chính nhà nước,

Nội dung văn bản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 268/KH-UBND

Hà Nam, ngày 30 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 126/NQ-CP NGÀY 29/11/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống, tham nhũng đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của UBND tỉnh trong công tác phòng, chng tham nhũng nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX thông qua. Khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyn biến rõ rệt trong công tác phòng chống tham nhũng; ngăn chặn, từng bước đy lùi tham nhũng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận s21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị... củng clòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Cụ thể hóa để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chng tham nhũng; là căn cứ để các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong phòng chống tham nhũng và đáp ng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng chống tham nhũng, trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trviệc chống tham nhũng; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền trong xử lý tham nhũng, bất kngười đó là ai. Tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vng chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Kiên quyết, kiên trì, khn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa đ không ththam nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm đ không cn tham nhũng; phát huy sức mạnh tng hp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống tham nhũng.

II. NỘI DUNG

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh phi xác định công tác phòng, chng tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cp thông tin tuyên truyền phòng chng tham nhũng. Gắn công tác phòng chống tham nhũng với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chnh đốn Đảng; ngăn chặn, đy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, li sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyn hóa” trong nội bộ; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước và người đứng đầu chính quyền các cấp, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

- Tổ chức theo dõi, đánh giá, công khai tình hình tham nhũng và kết quả phòng chng tham nhũng; tăng cường vai trò của xã hội trong việc theo dõi, đo lường, đánh giá tình hình tham nhũng nhằm bảo đảm khách quan, qua đó gây dựng và cng cố niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện chế tài xử lý người đứng đầu khi đxảy ra tham nhũng, lãng phí theo hướng: Nếu người đứng đầu làm tốt công tác phòng ngừa, không để xy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được biểu dương, khen thưởng; nếu để xảy ra tham nhũng nhưng kịp thời tự xử lý theo quy định và khắc phục hậu qu, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chỉ xử lý người có hành vi tham nhũng, không xử lý về trách nhiệm người đứng đầu; nếu đxảy ra tham nhũng nhưng phát hiện không kịp thời, đxảy ra hậu quả hoặc không tự phát hiện mà do các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì phải chịu trách nhiệm và tùy theo mức độ, hậu qumà xử lý theo quy định của pháp luật.

- Việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với tổ chức, cá nhân phải được đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chng tham nhũng với phương châm: Cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.

2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ

- Khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nht là việc thực hiện quy tc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ.

- Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận. Khắc phục những hạn chế của việc chuyn đi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Thực hiện hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dxảy ra tham nhũng, tiêu cực.

- Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính; các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; các quy định về tặng quà và nhận quà, có chế tài nghiêm khắc đi với cá nhân, tổ chức vi phạm.

- Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với ci cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện nghiêm chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức.

3. Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ

- Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với các loại thông tin phải chủ động công bố, công khai; phương thức, phạm vi, thời gian công bố, công khai; mở rộng nội dung thông tin cung cấp theo yêu cầu.

- Thực hiện kê khai, công khai minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát biến động tài sản, thu nhập của các đối tượng có nghĩa vụ kê khai theo quy định; Chủ động t chc tiến nh xác minh tài sản, thu nhập theo thm quyn.

- Thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng theo quy định, từng bước hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong lĩnh vực thanh toán nhằm phát hiện các hành vi trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng...; đầu tư cơ sở hạ tầng về công nghệ.

- Tự kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, đặc biệt là văn bản về quyền tiếp cận thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước; kiểm soát việc thực thi quyền lực trong các hoạt động quản lý nhà nước..,

- Thực hiện quy định về trách nhiệm giải trình ca cơ quan nhà nước và cơ chế xử lý vi phạm pháp luật trong giải trình.

4. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, nht là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý, sdụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cphần hóa doanh nghiệp nhà nước; cấp phép đầu tư; đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục, y tế... trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ khn trương triển khai, thực hiện các Bộ Luật, Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015...).

- Thực hiện nghiêm Chỉ thị s20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, kiểm tra; trong đó, cần rõ nguyên nhân của sai phạm, thất thoát, biện pháp xử lý, đồng thời chỉ ra những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách dẫn đến thất thoát, thua lỗ lớn. Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra xử lý sau thanh tra; phát hiện, kiến nghị khc phục những sơ hở, bất cập trong quy định về qun lý cán bộ, đảng viên có liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh dấu hiệu sai phạm về kinh tế, tham nhũng; ngăn chặn tình trạng bỏ trốn, tu tán tài sản. Thực hiện tt quy chế phối hợp đã ký kết gia các ngành trong khối nội chính; xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kim toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng

- Tăng cường công tác giải quyết tố cáo, thông tin về tham nhũng, đặc biệt là tố cáo, phản ánh trong nội bộ cơ quan, đơn vị; thực hiện tt việc bảo vệ người tố cáo, người làm chứng trong tố giác và phát hiện hành vi tham nhũng.

- Đẩy mạnh thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: Đất đai, tài nguyên khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, thuế, công tác cán bộ... thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là nhũng vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua llớn và bức xúc trong xã hội.

- Tập trung xác minh, điều tra làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vụ việc, vụ án tham nhũng; những vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra các cấp với các cơ quan điều tra tố tụng trong điều tra, hướng dẫn điều tra xử lý các vụ án nói chung, vụ án kinh tế, tham nhũng nói riêng, hạn chế thấp nhất trường hợp điều tra bổ sung, điều tra lại giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến các dự án lớn thua lỗ, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phát hiện, xử lý tham nhũng. Xử lý kiên quyết, kịp thời đúng pháp luật những hành vi tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chng tham nhũng, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử.

6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội

- Đ cao và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, thanh tra nhân dân, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và nhân dân trong việc nâng cao nhận thức, phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng như: Giáo dục, đào tạo về liêm chính; khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành, thực hiện các chuẩn mực về liêm chính; tham gia các cam kết, sáng kiến về liêm chính và phòng chống tham nhũng...

- Tích cực phát huy vai trò ca cơ quan báo chí, truyền thông trong việc phát hiện tham nhũng; phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan chức năng đphục vụ việc xem xét, xử lý vụ việc tham nhũng mà báo chí đã phát hiện, đăng tải, đng thời bảo đảm cơ chế bảo vệ nguồn tin, bo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng gắn với việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị s50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vn đề cấp bách vxây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đn Đảng; ngăn chặn, đy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, li sng, những biu hiện “tự din biến”, “tự chuyn hóa” trong nội bộ, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ của tng ngành, đơn vị, địa phương góp phần quan trọng tạo dư luận xã hội lên án hành vi tiêu cực, tham nhũng.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tnh, Bộ Chỉ huy quân sự tnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ nâng cao việc giáo dục, đào tạo về liêm chính và thực hiện việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 10/2013/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ ca các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng

- Đi mới phương thức hoạt động, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.

- Xây dựng lực lượng chuyên trách chống tham nhũng đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp, tư cách đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm trong phòng chng tham nhũng. Luôn xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể đthực hiện hiệu quả Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh; hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác phòng chống tham nhũng để triển khai thực hiện, đồng thời tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

3. Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này theo các kỳ thống kê quý, 06 tháng, 09 tháng và năm trong báo cáo định kỳ về công tác phòng chống tham nhũng; công khai báo cáo theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi Thanh tra tỉnh đtổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động đề xuất với UBND tỉnh qua Thanh tra tỉnh để tổng hợp và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối các Sở, ngành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, thường xuyên báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch. Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất biện pháp và kế hoạch cụ thể thực hiện Kế hoạch công tác năm của UBND tỉnh; cuối năm 2020 tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch này.

5. Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tquốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các Sở, ngành, địa phương làm tt công tác thông tin và truyền thông, thhiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước, của Tnh y, UBND tỉnh trong công tác phòng chng tham nhũng, phát huy tinh thần nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân phấn đấu thực hiện thng lợi các mục tiêu phòng chống tham nhũng đã đề ra./.

 


Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh
;

- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Ủy ban Mặt trận T
quc tnh;
- VKSND tỉnh, TAND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh;
- VPUB: LĐVP, NC;
- Lưu
: VT, NC (H).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trư
ơng Minh Hiến

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
30/01/2018
30/01/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
268/KH-UBND
268/KH-UBND

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 33/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Ban hành: 05/09/2018 Trạng thái: Chưa có hiệu lực
Q

Quyết định 34/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Ban hành: 05/09/2018 Trạng thái: Chưa có hiệu lực
Q

Quyết định 35/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Vi phạm hành chính

Ban hành: 05/09/2018 Trạng thái: Chưa có hiệu lực
Q

Quyết định 32/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính

Ban hành: 04/09/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký