Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Quyết định 32/2018/QĐ-UBND lĩnh vực khác

Tóm lược

Quyết định 32/2018/QĐ-UBND quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư thuộc chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 ban hành ngày 24/08/2018
Cơ quan ban hành/ người ký: UBND Tỉnh Hòa Bình / Chủ tịch - Nguyễn Văn Quang
Số hiệu: 32/2018/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Ngày ban hành: 24/08/2018
Ngày hiệu lực: 05/09/2018
Địa phương ban hành: Hòa Bình
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác,

Nội dung văn bản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2018/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 24 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LOÀI CÂY, MẬT ĐỘ, MÔ HÌNH, CƠ CẤU CÂY TRỒNG, MỨC ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC; MỨC ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ, về Cơ chế, chính sách Bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;

Căn cứ Thông tư số liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ, về Cơ chế, chính sách Bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNN ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 02/2018/TT- BKHĐT ngày 14/5/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng chính phủ, về việc Ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông lâm nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 431/TTr-SNN, ngày 03/8/2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư thuộc chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Điều 2. Điều khoản thi hành:

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2018.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

3. Đối với những dự án đang triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục thực hiện đến khi Quyết định này có hiệu lực. Các hạng mục của dự án chưa triển khai (chưa phê duyệt thiết kế, dự toán) áp dụng Quyết định này kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
 UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Trung tâm TH&CB;
- Lưu: VT, NNTN (BD60).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

QUY ĐỊNH

VỀ LOÀI CÂY, MẬT ĐỘ, MÔ HÌNH, CƠ CẤU CÂY TRỒNG, MỨC ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC; MỨC ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020
( Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND Ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng đối với chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, cá nhân, hộ gia đình thực hiện công tác Trồng rừng, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh và phát triển rừng; trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác.

Chương II

LOÀI CÂY TRỒNG, MÔ HÌNH, MẬT ĐỘ VÀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Điều 3. Loài cây trồng rừng phòng hộ - đặc dụng

1. Loài cây trồng chính

Gồm các loài cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh ≥30 năm, có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình, như: De, Giổi, Vàng tâm, Lim xanh, Lim xẹt, Phay, Lát hoa, Muồng, Sấu, Trám, Bương, Tre, Luồng, Giẻ, Mít thực sinh, Giổi thực sinh, Tai chua, Sưa, Chò chỉ, Sao đen, Bách xanh, Thông đỏ, Thông tre, Thông Pà Cò, Thông mã vĩ, Thông ba lá, Gió bầu, Hoàng đàn, Sưa Bắc bộ.

2. Cây phụ trợ

Gồm các loài cây thân gỗ có chu kỳ kinh doanh dưới 30 năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình, như: Các loài Keo, Bồ đề, Xoan, Mỡ, Quế, Sang, Bạch đàn lai, Chè san tuyết, Đào.

3. Mô hình, mật độ cây trồng

- Mô hình: 800 cây phòng hộ chính + 800 cây phụ trợ /ha.

+ Trồng dặm: 10%

+ Phương pháp trồng: Hỗn giao theo băng, theo đám (áp dụng cho điều kiện lập địa từng địa phương).

- Mô hình 2: 300 cây (Bương, Luồng, Tre gai) + 500 cây thân gỗ phụ trợ.

+ Trồng dặm: 10%

+ Phương pháp trồng: Hỗn giao theo băng, theo đám (áp dụng cho điều kiện lập địa từng địa phương).

- Mô hình 3: 600 cây lâm nghiệp cho hiệu quả đa tác dụng, có chu kỳ kinh doanh ≥ 30 năm, gồm các loài cây thực sinh: Giẻ, Mít, Giổi, Tai chua, Trám, Sấu trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng.

+ Trồng dặm: 10%

+ Phương pháp trồng: Hỗn giao đều theo cây, theo đám, theo loài phân bố đều (áp dụng cho điều kiện lập địa từng địa phương).

- Mô hình 4:600 cây Tre gai, Bương, Luồng.

+ Trồng dặm: 10%

+ Phương pháp trồng: Trồng theo cây hoặc theo khóm ( tối thiểu 1 khóm trồng 3 cây).

+ Áp dụng cho nơi có nguy cơ sạt lở cao (bờ sông, suối, ven đường, ven hồ, đập, ranh giới phân chia loại rừng ...).

- Mô hình 5: 600 cây phòng hộ chính trồng xen 1.000 cây Chè Shan tuyết/(hoặc cây Đào).

+ Trồng dặm: 10% .

+ Phương pháp trồng: Cây bản địa trồng phân bố đều trên toàn bộ lô; Cây Chè hoặc cây Đào trồng theo đám.

Điều 4. Cơ cấu cây trồng áp dụng cho trồng rừng sản xuất

1. Loài cây trồng

Là loài cây lâm nghiệp theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN , ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp; Thông tư số 44/2015/TT-BNN ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc Ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính là các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh ngắn, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao như Keo, Bồ đề, Xoan ta; các loài cây cho sản phẩm phụ như: Măng, quả, nhựa, tinh dầu; những loài cây đa tác dụng có giá trị trên thị trường, gồm: Lát hoa, Sấu, Trám, Gạo, Gió trầm, Sao đen, Mỡ, Giổi, Bương, Luồng, Tre bát độ, Bạch đàn lai v.v...

2. Mô hình, mật độ và cơ cấu cây trồng

- Mô hình1: Cây gỗ lớn, đa mục đích, bản địa có chu kỳ kinh doanh trung bình 10 năm thuần loài hoặc hỗn giao.

+ Mật độ trồng: 1.600 cây/ha.

+ Trồng dặm: 10%.

- Mô hình2: Cây gỗ nhỏ có chu kỳ kinh doanh trung bình 7 năm trồng thuần loài hoặc hỗn giao.

+ Mật độ trồng: 2.000 cây/ha.

+ Trồng dặm: 10%.

- Mô hình 3: Trồng hỗn giao cây thuộc họ Tre Luồng với cây gỗ lớn, đa mục đích, bản địa.

+ Mật độ trồng: 800 cây/ha, gồm 200 cây (Bương, Luồng, Tre bát độ, Tre gai) + 600 cây thân gỗ.

+ Trồng dặm: 10%.

- Mô hình 4: Trồng cây lâm nghiệp gỗ lớn, đa mục đích, bản địa có chu kỳ kinh doanh ≥ 10 năm xen cây dược liệu.

+ Mật độ: 600 cây, gồm các loài cây thực sinh: Giẻ, Mít, Giổi, Tai chua, Trám, Sấu trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng.

+ Trồng dặm: 10%.

Chương III

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO 1 HA CÁC CÔNG TRÌNH LÂM SINH

Điều 5. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và chăm sóc rừng 4 năm

1. Mô hình 1: 800 cây phòng hộ chính + 800 cây phù trợ là: 30.000.000 đồng/ha, trong đó:

a) Trồng và chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất là: 17.010.200 đồng/ha.

b) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 2 là: 6.258.000 đồng/ha.

c) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 3 là: 5.218.900 đồng/ha.

d) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 4 là: 1.512.900 đồng/ha.

( Chi tiết tại phụ biểu 01)

2. Mô hình 2: 300 cây (Bương, Tre gai, Luồng) + 500 cây thân gỗ là: 29.809.200 đồng/ha, trong đó:

a) Trồng và chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất là: 18.547.800 đồng/ha.

b) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 2 là: 5.280.300 đồng/ha.

c) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 3 là: 4.468.200 đồng/ha.

d) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 4 là: 1.512.900 đồng/ha.

( Chi tiết tại phụ biểu 02)

3. Mô hình 3: 600 cây (Tre gai, Bương, Luồng) là: 29.776.500 đồng/ha, trong đó:

a) Trồng và chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất là: 17.640.700 đồng/ha.

b) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 2 là: 6.555.000 đồng/ha.

c) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 3 là: 4.067.900 đồng/ha.

d) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 4 là: 1.512.900 đồng/ha.

( Chi tiết tại phụ biểu 03)

4. Mô hình 4: Mô hình trồng: 600 cây lâm nghiệp cho hiệu quả đa tác dụng, có chu kỳ kinh doanh ≥ 30 năm, gồm các loài cây thực sinh: Giẻ, Mít, Giổi, Tai chua, Trám, Sấu trồng xen cây dược liệu là: 29.488.600 đồng/ha, trong đó:

a) Trồng và chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất là: 18.366.900 đồng/ha.

b) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 2 là: 4.959.700 đồng/ha.

c) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 3 là: 4.649.100 đồng/ha.

d) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 4 là: 1.512.900 đồng/ha.

( Chi tiết tại phụ biểu 04)

5. Mô hình 5: 600 cây phòng hộ chính trồng xen 1.000 cây Chè Shan tuyết (hoặc cây Đào) là: 29.870.600 đồng/ha, trong đó:

a) Trồng và chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất là: 18.480.500 đồng/ha.

b) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 2 là: 5.775.100 đồng/ha.

c) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 3 là: 4.102.100 đồng/ha.

d) Chăm sóc rừng trồng năm thứ 4 là: 1.512.900 đồng/ha.

( Chi tiết tại phụ biểu 05)

Điều 6. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất

1. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, đa mục đích, bản địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mức tối đa là: 8.000.000 đồng/ha. Dự toán chi tiết theo quy định hiện hành.

( Chi tiết tại phụ biểu 06)

2. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ, phân tán mức tối đa là: 5.000.000 đồng/ha. Dự toán chi tiết theo quy định hiện hành.

( Chi tiết tại phụ biểu 07)

Điều 7. Bảo vệ rừng

1. Mức hỗ trợ cho Bảo vệ rừng tự nhiên năm thứ nhất tối đa không quá 450.000 đồng/ha, dự toán chi tiết theo quy định hiện hành, trong đó 50.000 đồng/ha/5 năm đối với hỗ trợ lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng; bảng nội quy, biển cấm không vượt quá 10.000 đồng/ha;

2. Mức hỗ trợ cho Bảo vệ rừng tự nhiên từ năm thứ 2 trở đi tối đa không quá 400.000 đồng/ha. Dự toán chi tiết theo quy định hiện hành, trong đó chi phí tu sửa bảng nội quy, biển cấm từ năm thứ hai trở đi không vượt quá 4.000 đồng/ha.

3. Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ: Tối đa 30 hec-ta (ha) cho một gia đình.

4. Mức hỗ trợ cho bảo vệ rừng 1 ha/năm tùy thuộc vào nguồn phân bổ ngân sách hàng năm được UBND tỉnh quyết định cụ thể khi giao chỉ tiêu kế hoạch.

Điều 8. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

1. Khoanh nuôi tái sinh năm thứ nhất là: 1.000.000 đồng/ha. Dự toán chi tiết theo quy định hiện hành, trong đó phần bảng nội quy, biển cấm không vượt quá 50.000 đồng/ha.

2. Khoanh nuôi tái sinh từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 là: 400.000 đồng/ha/năm. Dự toán chi tiết theo quy định hiện hành, trong đó phần tu sửa bảng nội quy, biển cấm không vượt quá 10.000 đồng/ha.

( Chi tiết tại phụ biểu 08)

Điều 9. Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

1. Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung năm thứ nhất là: 2.400.000 đồng/ha.

2. Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung năm thứ 2 là: 1.400.000 đồng/ha.

3. Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung năm thứ 3 là: 1.000.000 đồng/ha.

4. Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung năm thứ 4 đến năm thứ 6 là: 600.000 đồng/ha/năm.

( Chi tiết tại phụ biểu 09)

Điều 10. Trồng rừng thay thế (hình thức tự trồng, hoặc nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng) đối với các dự án thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác

Trồng và chăm sóc rừng trồng 4 năm và bảo vệ rừng trồng 5 năm tiếp theo là 35.186.800 đồng gồm:

1. Trồng và chăm sóc rừng trồng 4 năm là: 30.000.000 đồng/ha (chi tiết áp dụng mục 1, Mô hình 1, Điều 5 Quyết định này).

2. Bảo vệ rừng trồng 5 năm tiếp theo là: 2.019.000 đồng/ha (Áp dụng mức hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ là 400.000 đồng/ha/năm).

3. Kinh phí quản lý 10%: 3.167.800 đồng (Áp dụng theo Tiết i, Mục 1, Điều 1, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

( Chi tiết tại phụ biểu 10)

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện, trong đó:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm trên cơ sở tổng hợp cân đối lập kế hoạch do Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan; thống nhất với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách năm sau trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.

- Chỉ đạo Ban Quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tổ chức kiểm tra nghiệm thu, tổng hợp, tham gia phê duyệt quyết toán kinh phí thực hiện hàng năm.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ban Quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng cơ sở và Uỷ ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện.

- Lập kế hoạch hàng năm, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10 tháng 7 để tổng hợp.

- Chỉ đạo Ban Quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng cơ sở tổ chức thực hiện; nghiệm thu, giải ngân, quyết toán vốn theo quy định./.

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
24/08/2018
05/09/2018
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản nguồn:
32/2018/QĐ-UBND
32/2018/QĐ-UBND

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 34/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Tài chính nhà nước

Ban hành: 08/10/2018 Trạng thái: Chưa có hiệu lực
Q

Quyết định 32/2018/QĐ-UBND lĩnh vực khác

Ban hành: 24/08/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký