Notice: Undefined variable: amp_css in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/mobile-views/layouts/home.phtml on line 9
Tóm lược & Nội dung
Tóm lược & Nội dung
Lịch sử
Lược đồ
Tải về
In, lưu lại...

Nghị quyết 416/2003/NQ-UBTVQH11 ngành Nội vụ năm 2003

Tóm lược

Quy định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế của Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội.
Cơ quan ban hành/ người ký: Ủy ban Thường vụ Quốc hội / Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Văn An
Số hiệu: 416/2003/NQ-UBTVQH11
Loại văn bản: Nghị quyết
Ngày ban hành: 25/09/2003
Ngày hiệu lực: 25/09/2003
Ngày hết hiệu lực: 01/01/2008
Ngành: Nội vụ

Nội dung văn bản

 

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 416/2003/NQ-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2003

NGHỊ QUYẾT

Quy định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế

của Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội

 


UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 7, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Luật tổ chức Quốc hội đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001;

Căn cứ vào Điều 45 và 46 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

Sau khi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ;

 

QUYẾT NGHỊ

 

Điều 1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; có chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương.

 

Điều 2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giúp trưởng, phó đoàn dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động (hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm) của Đoàn đại biểu Quốc hội;

2. Phục vụ các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm;

3. Tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết;

4. Tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp xúc cử tri; giúp Trưởng đoàn báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo quy định và gửi các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết những kiến nghị của cử tri thuộc phạm vi, thẩm quyền của địa phương

5. Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong đoàn tham gia đóng góp vào các Dự án Luật, Pháp lệnh, Dự thảo Nghị quyết và các báo cáo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gửi đến.

6. Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; phối hợp với các vụ chức năng của Văn phòng Quốc hội phục vụ các đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội về địa phương công tác.

7. Phục vụ các họat động của Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong hoạt động đối ngoại;

8. Phục vụ các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tại kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Nội quy kỳ hợp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật;

9. Giúp trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội quản lý công tác văn thư - lưu trữ.

10. Giúp trưởng, phó đoàn lập dự trù kinh phí hoạt động hàng năm của đoàn để gửi đến Văn phòng Quốc hội và thực hiện việc quản lý, chi tiêu thanh quyết toán tài chính của đoàn theo chế độ tài chính Nhà nước

11. Giúp trưởng, phó đoàn quản lý, sử dụng các trang thiết bị, tài sản của Đoàn theo đúng chế độ Nhà nước quy định;

12. Giúp trưởng, phó đoàn tổng hợp tình hình hoạt động của Đoàn và các đại biểu trong Đoàn để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

 

Điều 3. Biên chế của Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như sau:

1. Đoàn đại biểu Quốc hội có dưới 10 đại biểu thì lãnh đạo Văn phòng có Chánh văn phòng và có 04 cán bộ, công chức;

2. Đoàn đại biểu Quốc hội có từ 10 đến 15 đại biểu thì lãnh đạo Văn phòng có Chánh văn phòng và có 05 cán bộ, công chức.

3. Đoàn đại biểu Quốc hội có trên 15 đại biểu thì lãnh đạo Văn phòng có Chánh văn phòng; có Phó văn phòng (nếu cần) và có 06 cán bộ, công chức (trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định);

4. Theo khối lượng và tính chất công việc, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có thể sử dụng thêm lao động hợp đồng sau khi thống nhất với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

5. Biên chế cụ thể của từng Văn phòng ở địa phương do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định sau khi bàn bạc nhất trí trong đoàn, làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thống nhất với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

 

Điều 4.

1. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và ý kiến thống nhất với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

2. Cán bộ, công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội do cơ quan chức năng của địa phương quản lý theo thẩm quyền; mọi chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước tại địa phương.

 

Điều 5. Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội được hưởng phụ cấp chức vụ của hệ số 0,7; Phó Văn phòng hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 0,5 (thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh là 0,8 và 0,6); các cán bộ, công chức khác hưởng lương theo Bảng lương hành chính ban hành theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, hoặc ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Chương IV của Bộ luật Lao động.

 

Điều 6.

1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có con dấu theo quy định của Nhà nước;

2. Kinh phí của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội nằm trong kinh phí họat động của Đoàn đại biểu Quốc hội.

 

Điều 7. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối quan hệ công tác với các Văn phòng: Tỉnh ủy (hoặc Thành ủy); Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội để phối hợp phục vụ các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

 

Điều 8. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Trưởng Ban công tác đại biểu; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

Lịch sử hiệu lực

Ngày:
25/09/2003
25/09/2003
01/01/2008
01/01/2008
Trạng thái:
Văn bản được ban hành
Văn bản có hiệu lực
Văn bản có hiệu lực
Bị thay thế
Văn bản nguồn:
416/2003/NQ-UBTVQH11
416/2003/NQ-UBTVQH11
416/2003/NQ-UBTVQH11
545/2007/NQ-UBTVQH12

Luợc đồ

Mở tất cả Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản căn cứ (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị quyết 597/NQ-UBTVQH14 lĩnh vực Đầu tư, Tài chính nhà nước

Ban hành: 09/11/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực
N

Nghị quyết 575/NQ-UBTVQH14 lĩnh vực Tài chính nhà nước

Ban hành: 13/09/2018 Trạng thái: Còn hiệu lực
N

Văn bản liên quan theo người ký